4 thg 12, 2013

Chung cư Việt Nam đầu tiên mạ vàng lan can và thang máy

Vào ngày 5/12, Công ty TNHH Hoà Bình - chủ đầu tư dự án Hoa Binh Green City (số 505 Minh Khai, Hà Nội), sẽ chính thức giới thiệu với khách hàng căn hộ thật tại dự án này, với những chi tiết được cho là "chưa từng có tiền lệ" trong hệ thống các dự án bất động sản cả nước hiện nay.



Theo ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc chủ đầu tư dự án, đây chính là điểm khác biệt không chỉ với nhiều dự án chung cư khác hiện nay, mà ngay cả với căn hộ mẫu của dự án này đã từng giới thiệu trước đây, các chi tiết lan can cũng chỉ được làm bằng inox sơn tĩnh điện.

Đại diện Hoà Bình cho biết, để mạ mỗi mét dài lan can, chủ đầu tư phải bỏ ra một chỉ vàng, và nếu tính bình quân mỗi căn hộ có 5m lan can thì chủ đầu tư sẽ tốn thêm hơn 20 triệu đồng. Không chỉ lan can được mạ vàng mà toàn bộ cửa thang máy cũng được mạ vàng 24K, sảnh tầng 1 với các phào cũng đều được dát vàng.

Khi bắt đầu xây dựng Hoa Binh Green City, chủ đầu tư không cam kết mạ vàng lan can, thang máy. Nhưng để căn hộ đạt tiêu chuẩn 6 sao, ông Đường cho biết đã quyết định mạ vàng cho công trình, để "vừa khẳng định sự vĩnh cửu, vì vàng không bị oxy hóa, vừa tăng thêm giá trị cho căn hộ, mà người mua hoàn toàn không phải trả thêm chi phí này".

Quyết định mạ vàng này xuất phát từ một cam kết của ông Nguyễn Hữu Đường tại một dự án khác. Đó là khi Hoà Bình triển khai dự án bất động sản đầu tay là tòa tháp đôi Hoà Bình trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, vào năm 2003.

Từng đi nhiều nước, vị Tổng giám đốc Hoà Bình khá ấn tượng với những chiếc thang máy mạ vàng và ông nghĩ đến việc sẽ mạ vàng thang máy cho các công trình của mình. Hoa Binh Green City nhập thang máy Mitsubishi của Nhật, nhưng đối tác này không có công nghệ mạ vàng cho thang máy, trong khi ở Việt Nam cũng chưa xuất hiện công nghệ này.

Với mong muốn các dự án, công trình của Hoà Bình sẽ trở thành một "kiệt tác bền vững với thời gian", dù biết chi phí là rất lớn, ông Đường đã lập riêng một xưởng mạ vàng cho Hoa Binh Green City và đến thời điểm này, nó vẫn là xưởng đầu tiên và duy nhất thuộc dạng này tại miền Bắc.

Xem tiếp...

17 thg 11, 2013

Thực hư nhà đầu tư ngoại thâu tóm BĐS Việt ?

Bất động sản (BĐS) tồn kho lớn, doanh nghiệp trong nước kẻ phá sản, người hết vốn làm ăn. Từ đó mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam thâu tóm. Thực hư câu chuyện này thế nào?

Nỗi lo “sóng ngầm”
Dù bứcFDI vào BĐS không mấy tươi sáng, nhưng giới chuyên môn vẫn đánh giá thị trường BĐS Việt Nam còn nhiều tiềm năng thu hút nhà đầu tư ngoại. Bởi vì nhu cầu nhà ở hiện nay của người dân còn rất lớn, dân số trẻ, kinh tế tăng trưởng ổn định, tốc độ đô thị hóa hiện còn chậm...
Tuy nhiên, xu hướng của các nhà đầu tư FDI không phải là đầu tư mới, mà mua lại các dự án đang xây dựng dở.

“Mua lại dự án đã có sẽ giảm bớt rủi ro, đặc biệt là khâu thủ tục cấp phép đầu tư, vì khâu này mất thời gian, phiền phức, nhiêu khê…”, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá. Thêm nữa, hiện nay giá nhà đã giảm nhiều, việc mua lại sẽ có lợi hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho rằng, tồn kho BĐS lớn là cơ hội cho đầu tư nước ngoài. Vì doanh nghiệp trong nước phải tính tới thanh khoản, giải quyết tồn đọng để bảo toàn vốn, trả nợ...

“Tuy xu hướng này hiện chưa rõ, chưa dự án nào được nhà đầu tư trong nước bán cho nhà đầu tư ngoại được công bố, nhưng đây sẽ là dòng chảy mới. Hiện đang ở mức đàm phán, thăm dò là chính”, ông Thành nói. 

Theo đại diện Savills Hà Nội, hiện họ đã nhận được một số đề nghị giúp làm cầu nối với nhà đầu tư trong nước của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
 Thị trường đang chạm đáy, phân khúc cao cấp vẫn đóng băng. Lợi nhuận chưa thấy ngay nên nhà đầu tư ngoại rút là đúng quy luật.
Chuyên gia Đặng Hùng Võ
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, Việt Nam còn nhiều rào cản với nhà đầu tư ngoại, như: Khoản thuế 2% giá trị hợp đồng nếu chuyển giao; thủ tục hành chính phiền hà (điều làm nhà đầu tư sợ nhất); thu tiền sử dụng đất một lần với số tiền lớn; tính minh bạch thị trường chưa cao...
Ngoài ra, ông Trần Như Trung, Phó Giám đốc Savills Hà Nội còn dẫn thêm lý do, giấy tờ chứng minh tài sản trong dự án chưa đầy đủ, không nghiêm túc.
Trong khi nhà đầu tư ngoại “săn lùng” dự án có giấy tờ đàng hoàng. Không chỉ vậy, quyền được bán của nhà đầu tư trong nước cũng đang gặp vấn đề. Hầu hết dự án đều đã thế chấp ngân hàng hoặc một phần dự án đã bán cho khách hàng…muốn bán phải được họ đồng ý. Do đó, tới nay mới chỉ một dự án ở TPHCM được chính thức chuyển nhượng cho nhà đầu tư ngoại, còn lại vẫn đang âm thầm đàm phán với đối tác trong nước.

Mừng vì nhà đầu tư rót vốn
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp nước ngoài đã đăng ký đầu tư mới vào 16 dự án BĐS tại Việt Nam, với tổng số vốn 588 triệu USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam).
Con số này chưa bằng 1/3 so với năm 2012 (13 dự án, tổng số vốn 1,9 tỷ USD). Từ tháng 6 tới nay, mỗi tháng chỉ thêm một dự án đăng ký mới (tháng 9 không có dự án nào), nhưng đều là dự án nhỏ, tổng số vốn đăng ký chỉ hơn 168 triệu USD.

Các số liệu trên cho thấy, BĐS ở Việt Nam chưa được các nhà đầu tư ngoại để tâm nhiều dù rằng tiềm năng rất lớn. Thị trường BĐS Việt Nam hiện chủ yếu sôi động ở phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội (khi thị trường BĐS còn sôi động, nhà ở giá trung bình và thấp chỉ chiếm 5% thị trường).
Hiện, phân khúc này đã chiếm tới 80%, và đang càng ngày càng tăng (rõ nhất, mới đây Hoàng Anh Gia Lai đã tách Cty CP Đầu tư BĐS An Phú để chuyên làm nhà giá rẻ).
Phân khúc nhà giá rẻ các doanh nghiệp trong nước đang chiếm ưu thế, nhận nhiều hỗ trợ từ nhà nước. 

Còn đầu tư nước ngoài chủ yếu là dài hơi, để đảm bảo lợi nhuận họ phải tập trung cho phân khúc nhà cao cấp, biệt thự...

“Thị trường đang chạm đáy, phân khúc cao cấp vẫn đóng băng. Lợi nhuận chưa thấy ngay nên nhà đầu tư ngoại rút là đúng quy luật”, chuyên gia Đặng Hùng Võ nhận định.

Theo chuyên gia này, báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài chỉ là đăng ký mới, còn thực tế phải nhìn vào số thực hiện, khi “con số thực hiện năm 2012 không phải nhiều”.

Ông Trần Như Trung, Phó Giám đốc Savills Hà Nội nhìn nhận, việc vốn đầu tư nước ngoài vào BĐS giảm là điều đáng mừng.

“Mức độ nhà đầu tư ngoại quan tâm như hiện nay là vừa phải. Nếu họ quan tâm quá sẽ đẩy sức nóng vào thị trường, trong khi ta chưa hấp thụ được dòng vốn một cách tối ưu, sẽ là sự lãng phí lớn”, ông Trung nói.

Theo đó, việc vốn đầu tư đăng ký bao nhiêu không quan trọng, mà là thực hiện được bao nhiêu, khi 10 tháng mới chỉ giải ngân được hơn 500 triệu USD vốn FDI cho BĐS.

Xem tiếp...

23 thg 10, 2013

Những dòng tiền nào đang hướng vào BĐS cuối năm?

Bước qua năm 2013, giá bất động sản tiếp tục có chiều hướng giảm, theo đánh giá của các chuyên gia thời gian tới dòng tiền vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng.

Dòng tiền cuối năm đang hướng vào BĐS

Theo nhận định của giới kinh doanh bất động sản, những tháng cuối năm là “thời điểm vàng” của thị trường địa ốc. Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với các quý trước. Giới chuyên môn cũng nhận định thị trường bất động sản đang có dấu hiệu khả quan hơn, lý do chính là mặt bằng lãi suất thấp hơn nhiều so với những năm trước đây, đây là yếu tố quan trọng khiến dòng tiền đang chảy vào bất động sản. Dự kiến thời gian tới dòng tiền vào bất động sản còn sẽ tăng cao nếu lãi suất còn giảm tiếp.

Bên cạnh đó, trước những diễn biến tích cực của thị trường, các chuyên gia kỳ vọng rằng BĐS sẽ là ngành “hút” kiều hối nhiều nhất so với các kênh khác vào cuối năm. Năm 2011, trong 9 tỷ USD chuyển về có tới 50% lượng tiền dịch chuyển vào BĐS; năm 2012 lượng kiều hối đạt gần 10 tỷ đô l,  Tp.HCM chiếm khoảng 4,1 tỉ đô la Mỹ; trong đó, 23% vào lĩnh vực bất động sản. Mới đây, trong báo cáo về triển vọng kiều hối toàn cầu năm 2013, Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam tiếp tục nằm trong Top 10 nước nhận nhiều kiều hối, với kết quả dự kiến là 10,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm ngoái.

Bước qua năm 2013, giá bất động sản tiếp tục có chiều hướng giảm và theo nhiều chuyên gia mức giá này đã “ở đáy”, nhất là phân khúc nhà chung cư, nhà và đất dự án. Vì thế, giám đốc một đơn vị dịch vụ chuyển tiền nhận định lượng kiều hối năm 2013 có khả năng sẽ quay lại thị trường bất động sản. “Giá bất động sản hiện nay đã khá thấp, có thể nói là xuống đáy, nên đây là thời điểm tốt để mua vào. Mặt khác, bản thân những người đi xuất khẩu lao động cũng muốn vài năm nữa khi quay về sẽ có nhà cửa ổn định thì bây giờ chính là thời điểm tạo dựng mảnh đất, căn nhà...”.

Mới đây, trong báo cáo về tình hình kinh tế tài chính tiền tệ tháng 9 vừa được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố thì thị trường tiền tệ trong 9 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có những cải thiện tích cực và đang có chiều hướng tăng lên. Riêng về thị trường bất động sản, theo đánh giá của các chuyên gia thị trường đang phát đi những tín hiệu phục hồi, đây là lý do khiến các doanh nghiệp BĐS tự tin đưa ra quyết định chào bán cũng như khởi công các dự án.

Căn hộ giá tốt vẫn đắt khách

Nếu như cách đây vài năm, những dự án nhà ở với mức giá 10-12 triệu đồng/m2 là mơ ước xa xỉ của hàng ngàn người dân đô thị, thì đến nay không quá khó để kiếm tìm những dự án có mức giá vừa túi tiền của người mua, tiến độ tốt vẫn có sức hút trên thị trường.

Những dự án BĐS giá rẻ đang hút khách hiện nay như chung cư Đặng Xá 2 và Bắc Cổ Nhuế -Chèm, diện tích từ hơn 36m2 đến 70m2, giá bán từ 9 – 10,8 triệu đồng/m2. Hiện cả 2 dự án đang nhận hồ sơ đăng ký mua nhà. Tổng công ty Viglacera vừa công bố giá bán dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá II với mức giá từ 8,68 triệu đồng một m2. Tập đoàn Mường Thanh vừa tung ra thị trường khoảng 600 căn nhà thương mại tại chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (Khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Với diện tích nhỏ từ 45-76 m2, mức bán chủ đầu tư đưa ra dao động 10-14,5 triệu đồng/m2.

Bên cạnh những dự án chung cư giá rẻ bán chạy thì những dự án căn hộ cao cấp sắp bàn giao vẫn có giao dịch tốt. Doanh số bán khả quan được ghi nhận tại các dự án như Lancaster, Indochina Plaza Hanoi. Hay như dự án Hoàng Thành Tower, ngay trong tuần đầu mở bán đã ghi nhận trên 10 giao dịch thành công với mức giá từ 87 triệu/m2 trở lên, và các căn hộ được giao dịch chủ yếu là các căn có diện tích lớn. Một số dự án lớn đang bàn giao nhà như Lê Văn Lương Residentials, Mandarin Garden, Mulberry Lane, Nam Đô Complex và Hyundai Hillstate cũng giao dịch khá tốt.

Nghiên cứu độc lập khác từ Savills Việt Nam cũng đánh giá, căn hộ sắp hoàn thiện vẫn là lựa chọn số 1 của khách hàng có nhu cầu mua nhà hiện nay. Giá chào bán thứ cấp từ các nhà đầu tư cũng ổn định trở lại sau một vài quý giảm liên tục. Thị trường đã xuất hiện những “con sóng nhỏ” và đang phát đi tín hiệu phục hồi. Và đây cũng là lý do một số doanh nghiệp đã tự tin “bung hàng” đón sóng cuối năm – thời điểm vàng của giao dịch bất động sản, sớm hơn khá nhiều so với những dự đoán bi quan hồi đầu năm.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem tiếp...

10 thg 10, 2013

Giảm tồn kho bất động sản, thị trường đã ngấm thuốc

Giá trị tồn kho bất động sản trên toàn quốc lên tới cả trăm nghìn tỷ đồng nhưng con số này đang có xu hướng giảm mặc dù diễn ra rất “từ từ.”

Cơ cấu nguồn cung hàng hóa đã bắt đầu có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế và niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục. Điều này chứng tỏ những “liều thuốc” từ cơ chế và giải pháp hỗ trợ đã bắt đầu “ngấm.”

Chậm - nhưng đã giảm

Tính đến hết tháng 9/2013, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên toàn quốc khoảng 101.889 tỷ đồng. Trong số này, căn hộ chung cư còn khoảng 23.007 căn, tương đương 34.358 tỷ đồng; nhà thấp tầng khoảng 14.920 căn, tương đương 26.367 tỷ đồng; đất nền nhà ở hơn 10,86 triệu m2 trị giá khoảng 34.983 tỷ đồng và xấp xỉ 2 triệu m2 đất nền thương mại với trị giá khoảng 6.191 tỷ đồng.

Nếu so với thời điểm tháng 3/2013, giá trị tồn kho đã giảm được 12.620 tỷ đồng.

Diễn biến trên thị trường bất động sản cũng có nhiều tín hiệu khả quan, thu hút sự quay trở lại của khách hàng. Mặc dù thanh khoản vẫn còn thấp nhưng thị trường đã có sự giao dịch, không rơi vào tình trạng đóng băng như thời điểm những tháng đầu năm. Nhờ đó, lượng hàng tồn kho đang giảm dần mặc dù vẫn còn chậm.

Hiện các chủ đầu tư rất chú trọng chính sách hỗ trợ khách hàng mua nhà để thúc đẩy giao dịch. Cụ thể là nhiều chủ đầu tư áp dụng hình thức liên kết với ngân hàng cho người mua nhà vay với lãi suất phù hợp.

Tại một số dự án đã thực hiện việc công khai quản lý và sử dụng tiền mua nhà của khách hàng bằng cách thanh toán thông qua ngân hàng. Nhờ đó, người mua nhà yên tâm nộp tiền và chủ đầu tư có vốn để đẩy nhanh tiến độ của dự án.

Các doanh nghiệp đã chủ động xin chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để dễ dàng tiếp cận gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng và giải quyết được một số lượng đáng kể số căn hộ có diện tích lớn tồn kho trước đó.

Phần lớn căn hộ được giải phóng tập trung ở phân khúc dự án giá bình dân, quy mô diện tích nhỏ. Điều này, chứng tỏ các chính sách của Chính phủ đã bắt đầu ngấm tới thị trường.

Phân khúc bình dân hút khách

Lượng giao dịch bất động sản vẫn còn thấp và phân khúc khó bẩy nhất vẫn rơi vào căn hộ cao cấp, nhà thấp tầng, đất nền nói chung với sự biến động không nhiều. Tuy nhiên, riêng phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, giá cả hợp lý, vị trí thuận lợi và nhà ở đã hoàn thiện vẫn có tính thanh khoản cao, giao dịch có chiều hướng tăng.

Đặc biệt, sau khi có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng về hỗ trợ cho vay mua nhà, nhiều người dân đã rất quan tâm đến gói hỗ trợ cho vay của Chính phủ để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Phân khúc nhà ở xã hội và những căn hộ có diện tích nhỏ được người dân quan tâm và đã có nhiều giao dịch thành công hơn trước.

Phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ và nhà ở đã hoàn thiện có tính thanh khoản cao, giao dịch có chiều hướng tăng. Ví dụ, tại Khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, chủ đầu tư mở bán 144 căn hộ có diện tích từ 47-69m2, giá bán trung bình 13,8 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) thì chỉ tính trong nửa đầu tháng 5/2013 đã bán được 118 căn, đạt hơn 80% khối lượng chào bán.

Các ngân hàng thương mại hạ lãi suất huy động và cởi mở hơn trong việc cho vay mua nhà ở đã tạo tâm lý tin tưởng cho nhà đầu tư bởi họ phần nào giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn.

Chuyển động của thị trường thể hiện rõ nhất tại các đô thị trung tâm với hàng loạt doanh nghiệp đã tích cực, chủ động hơn trong đề xuất giải pháp maketing bán hàng, khuyến mại, giao sản phẩm căn hộ xây thô để khách hàng tự hoàn thiện...

Tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, một số dự án phát triển nhà ở đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu căn hộ sang diện tích nhỏ, hoặc chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Đây là một trong các hiệu ứng tích cực của Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ đối với thị trường bất động sản.

Cũng tại hai đầu tàu kinh tế này, nguồn cung nhà ở thương mại cho thị trường vẫn dồi dào từ những dự án cũ, bên cạnh lượng nhà ở tồn kho đang trong quá trình xây dựng, thị trường được bổ sung thêm lượng nhà ở đã hoàn thiện. Các nhà đầu tư và người dân thêm nhiều cơ hội lựa chọn đối với những công trình đã xây xong với hồ sơ pháp lý đảm bảo, cơ cấu diện tích và giá bán đa dạng phù hợp phân khúc từ giá thấp, giá trung bình đến nhà ở cao cấp.

Một số dự án chọn cách giảm giá nhờ bớt phần trang trí nội thất, giảm chi phí tư vấn và phần lắp đặt thiết bị điện nước để khách hàng tự làm. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư chủ động giảm lợi nhuận... nên mức giá mới đã giảm khá nhiều so với lúc sốt giá.

Điển hình như dự án Sunrise City do Công tư cổ phần Đầu tư địa ốc No Va làm chủ đầu tư đã giảm từ 50 triệu đồng/m2 xuống còn 27-33 triệu đồng/m2.

Điều chỉnh cho phù hợp

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, toàn quốc đang triển khai 4.015 dự án nhà ở với tổng mức đầu tư gần 4,487 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn đầu tư vào các dự án này mới chỉ khoảng 774.707 tỷ đồng, đạt 17,26% so với con số tổng mức đăng ký. Như vậy, hiện vẫn còn rất nhiều dự án chưa được giải phóng mặt bằng, chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa xây nhà.

Để hoàn thành khối lượng dự án lớn như vậy cũng cần lượng vốn lớn và thực hiện trong thời gian dài. Do đó, xây dựng một lộ trình với các phân khúc theo sát nhu cầu thực tế, phân bố hợp lý là một đòi hỏi tất yếu đối với thị trường bất động sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính bền vững cho thị trường nhạy cảm này.

Trước mắt, các địa phương phải cân nhắc việc tiếp tục triển khai các dự án và rà soát, chuyển đổi quy mô công trình cho phù hợp với tình hình. Trong số 455 dự án cần điều chỉnh quy hoạch (chiếm 12%) thì Hà Nội dẫn đầu với tổng số 285 dự án.

Cùng đó, số dự án cần tạm dừng triển khai trên toàn quốc cũng lên tới con số 524, chiếm khoảng 13% và Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 322 dự án tạm dừng. Như vậy, so với thời điểm cuối quý I/2013 đã tăng thêm 386 dự án phải tạm dừng và tăng thêm 23 dự án cần điều chỉnh.

Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Trần Trọng Tuấn khẳng định, mục tiêu của Thành phố từ nay đến cuối năm sẽ giảm tồn kho bất động sản từ 30-40%.

Trừ những dự án phải dừng do thiếu vốn thi công, số còn lại đều đang tiến hành rất khẩn trương, trong đó tỷ lệ khách hàng đã đăng ký mua đạt khá cao, thấp nhất cũng là 40%.

Đặc biệt, với các công trình chuyển đổi từ thương mại sang nhà ở xã hội, Sở Xây dựng đã cùng với các sở, ngành liên quan làm việc kỹ với các nhà đầu tư không chỉ về mặt thủ tục, mà còn cả về giá và đối tượng tiêu thụ để bảo đảm tính khả thi của dự án, tránh hiện tượng chuyển từ dạng tồn kho này sang tồn kho khác. Đây cũng là cách làm mang tính đột phá, vừa giải phóng được hàng tồn kho, đồng thời lại giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho người dân.

Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các dự án nhà ở cũng đang gặp nhiều vướng mắc; kết quả cấp giấy đã đạt được rất thấp. Nguyên nhân cơ bản là do các chủ đầu tư xây dựng không đúng quy hoạch, chưa thanh toán tiền sử dụng đất cho Nhà nước, dự án liên doanh-liên kết không đúng quy định... Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng cần có giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận cho khách hàng đã mua nhà tại các dự án trong thời gian qua.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, những giải pháp hỗ trợ cho thị trường bất động sản cũng cần phải có thời gian để ngấm dần và việc xử lý tồn kho cũng khó giải quyết dứt điểm ngay trong năm 2013. Mục tiêu đặt ra là vẫn cần giải quyết đồng thời cả ba vấn đề: giảm lượng hàng tồn kho, phát triển phân khúc nhà ở giá thấp và tăng tính hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý thì mới mong loại bỏ dần gam màu tối trên bức tranh bất động sản./.

Theo TTXVN

Xem tiếp...

29 thg 9, 2013

Những dấu hiệu khởi sắc của bất động sản Hà Nội

Sau một đợt suy thoái kéo dài, giá giảm mạnh và mất tính thanh khoản, thị trường bất động sản tại Hà Nội hiện đang có những dấu hiệu khởi sắc với lượng giao dịch tăng.

Những dự án có giá trị thực, hồ sơ pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện, giá bán hợp lý đang dần lấy được niềm tin của khách hàng, nhất là những người có nhu cầu ở thực.

Giảm giá 30-50%, đất nền dần hồi phục


Qua khảo sát tại các Văn phòng giao dịch bất động sản, mặc dù lượng người mua chưa tăng nhiều nhưng phân khúc đất thổ cư, đất nền và nhà xây thô tại các dự án đang được khách hàng quan tâm. Tiêu biểu cho sự khởi sắc phải kể đến dự án Nam An Khánh do SUDICO làm chủ đầu tư. Qua hai đợt mở bán vào tháng Ba và tháng Sáu năm nay, dự án đã bán được gần 100 căn biệt thự, nhà liền kề với giá bán thấp hơn rất nhiều so với năm 2012, trung bình khoảng 18,5 triệu đồng/m2.

Tại khu vực phía Tây có một số khu đô thị mới đang có giá bán khá hấp dẫn như An Hưng liền kề dưới 50 triệu đồng/m2, biệt thự khoảng 40 triệu đồng/m2; Văn Phú 40-42 triệu đồng/m2, khu Bắc 32 khoảng 35 đồng/m2, Tân Tây Đô trên 30 đồng/m2…

Còn tại khu vực An Khánh-An Thượng, huyện Hoài Đức, giá đất thổ cư đang ở mức 10-17 triệu đồng/m2 (trước đây “đỉnh điểm” lên tới 30-35 triệu đồng/m2); khu vực huyện Đan Phượng, đất thổ cư có thời kỳ giao dịch từ 60-70 triệu đồng/m2, nay giảm khoảng 30 triệu đồng/m2. Hay tại huyện Gia Lâm và quận Long Biên mức giá đang dao động từ 15-30 triệu đồng/m2, giảm khoảng 50% so với cách đây hơn một năm. Tại khu vực huyện Thanh Trì, đất thổ cư, có sổ đỏ giá trên dưới 1 tỷ đồng (30-50m2) đã có khá nhiều giao dịch thành công…

Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thời gian qua, giá bất động sản tại Hà Nội đã giảm sâu tới 30-50%, một mức giảm hiếm thấy từ trước đến nay. Lãnh đạo một Công ty kinh doanh nhà ở trên địa bàn thành phố dẫn chứng: nếu áp theo biểu giá tính thuế của quận Hà Đông, tiền sử dụng đất kinh doanh trên trục đường Lê Văn Lương đã có dự án được xác định là 40 triệu đồng/m2 (mức giá trên bao gồm tiền đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí khác). Nếu bán ở mức giá 50 triệu đồng, chủ đầu tư mới có cơ hội hòa vốn, trong khi giao dịch trên thị trường tự do hiện cũng chỉ ở mức dưới 50 triệu đồng/m2. Tương tự, chung cư tại khu vực này giá đang tính thuế là 16 triệu đồng/m2 kinh doanh. Theo tính toán, giá thành xây dựng chung cư chưa bao gồm tiền đất đã ở 17 triệu đồng/m2, nếu bán ở mức giá này thì chủ đầu tư lỗ vốn.

Đại diện Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, cùng với hàng loạt chính sách khuyến mãi của chủ đầu tư và các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội đã có dấu hiệu khởi sắc vì giá đã xuống rất thấp và những người có tiền đã bắt đầu quay lại để mua.

Chung cư thương mại giá rẻ “bung” hàng

Hầu hết các dự án nhà ở thương mại mở bán trong thời gian gần đây đều xung quanh ngưỡng 15 triệu đồng/m2. Các dự án này hấp dẫn người mua không chỉ bởi các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ tín dụng mà còn do vị trí giao thông thuận tiện, gần trung tâm và đã hoàn thiện xây thô, có thể bàn giao sớm như dự án Sail Towers, HUD3 Towers, CT2 Tân Tây Đô…

Mới đây nhất, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (Doanh nghiệp Mường Thanh) đã mở bán khoảng 1.000 căn hộ CT12 thuộc khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai), với mức giá chào bán từ 10-14,5 triệu đồng/m2, diện tích 45-70m2. Việc chủ đầu tư "bung" ra các căn hộ trung bình 500 triệu đồng/căn trong khi phân khúc chung cư thương mại đang trầm lắng đã trở thành điểm nóng khi lượng người đến mua khá lớn, tạo ra sự chênh lệch về giá ngay khi vừa ra hàng, nhất là các căn hộ ở vị trí đẹp.

Ông Nguyễn Văn Đa, Phó Tổng Giám đốc Vinaconex Xuân Mai, chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng (Hà Đông) cho biết đất nền khu vực quận Hà Đông và các vùng lân cận hiện khá rẻ, bên cạnh đó, các dự án chung cư thương mại cũng liên tục giảm giá khiến khách hàng mua nhà ở xã hội phải cân nhắc, tính toán. Điều này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của loại hình nhà ở xã hội và đây cũng là nguyên nhân khiến khách hàng của Kiến Hưng trả lại nhà thu nhập thấp trong thời gian vừa qua.

Có chính sách hỗ trợ hợp lý cho người mua nhà ở xã hội

Tính đến hết tháng Sáu vừa qua, lượng tồn kho căn hộ tại thị trường Hà Nội vẫn còn khoảng 4.000 căn. Tình trạng này khiến nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, đồng thời cơ cấu lại diện tích và giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, đặc biệt là để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

Ông Lê Quốc Trung, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển nhà Hà Nội số 5 (Handico5) phân tích: thực tế, không phải người có thu nhập thấp nào cũng chấp nhận mua nhà giá rẻ, rồi hàng ngày phải đi 15-20km đi làm cộng với nhiều chi phí phát sinh khác. “Do vậy, phát triển nhà ở xã hội cần có quy hoạch cụ thể, xác định vị trí để làm sao người dân không bị “đẩy” đi cự ly quá xa so với chỗ làm; đồng thời phải đảm bảo cơ sở hạ tầng, có chính sách khuyến khích hỗ trợ hợp lý thì người dân mới mua,” ông Trung nói.

Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội Phạm Cao Nguyên cho rằng, thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa tới gói nhà ở cho thuê. Đây là mô hình nhà ở rất phổ biến và thực tế mang lại hiệu quả xã hội lớn tại nhiều quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, các thiết kế nhà ở thu nhập thấp cần đa dạng hơn về mẫu mã, diện tích nhằm đáp ứng sự di chuyển về nơi ở theo sự thay đổi về thu nhập của người lao động.

Theo các kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, nhà ở thu nhập thấp hiện chưa hấp dẫn người mua ngoài các lý do hạn chế về khoảng cách tới trung tâm, dịch vụ công ích và cơ sở hạ tầng, việc có thể sở hữu một căn hộ trên 500 triệu đồng (mức giá 10-12 triệu đồng/m2) vẫn vượt khả năng tài chính của phần đông người lao động có thu nhập còn hạn chế.

Để đạt được mục tiêu 18 triệu m2 nhà ở thu nhập thấp trong 6 năm tới, Hà Nội cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cùng với các chính sách hỗ trợ cho người mua, phát triển cơ sở hạ tầng đi kèm, đặc biệt là hệ thống giao thông và dịch vụ công ích, Hà Nội cần chú trọng vào nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc xây dựng các công trình nhà ở nhằm hạ giá thành, nới rộng khả năng tiếp cận dịch vụ nhà ở của người lao động./.

Theo TTXVN

Xem tiếp...

7 thg 9, 2013

Thêm cơ hội mua nhà cho người có thu nhập thấp

Để tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trên địa bàn có cơ hội lựa chọn mua nhà phù hợp với điều kiện sinh hoạt và nơi làm việc, thành phố Hà Nội đang và sẽ triển khai đầu tư xây dựng hàng loạt các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng công khai minh bạch thông tin về các dự án phát triển nhà ở xã hội, đồng thời đề nghị các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổng hợp nhu cầu về nhà ở xã hội tại các quận, huyện để thành phố xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội những năm tiếp theo.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có sáu dự án nhà ở xã hội đã có đất sạch, có quyết định chấp thuận đầu tư của Ủy ban nhân dân thành phố sẽ được triển khai xây dựng trong quý 4/2013 và hoàn thành vào năm 2015.

Cụ thể, từ ngày 10/9 đến ngày 10/10, tại dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại lô đất B4-CT1, B5-CT2 khu đô thị Bắc Cổ Nhuế-Chèm (thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm), Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà.

Dự án đầu tư xây dựng mới bốn nhà chung cư 12 tầng (CT1, CT2A, CT2B, CT2C) với tổng số 930 căn hộ.

Theo quy hoạch, ô đất B4-CT1 và B5-CT2 có tổng diện tích đất 17.909m2, diện tích xây dựng 7.544m2, diện tích để xe 6.189m2, mật độ xây dựng 42,13%, hệ số sử dụng đất 4,67 lần, diện tích cây xanh 10.365m2.

Dự án xây dựng nhà ở xã hội và thu nhập thấp tại ô đất CT1, CT4, CT5 và một phần ô đất CT2 thuộc khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai) do Công ty cổ phần BIC Việt Nam làm chủ đầu tư cũng đã nhận thông tin đăng ký mua nhà qua mạng từ đầu tháng 8/2013. Dự án có khoảng 980 căn hộ, bố trí tại các tòa nhà cao từ 8-15 tầng.

Cũng tại thời điểm này, các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại ô đất NO5 dự án khu đô thị mới Đặng Xá 2 (huyện Gia Lâm) của Tổng công ty Viglacera cũng “bung” ra thị trường 1.139 căn hộ được bố trí tại các tòa nhà cao 6 tầng; dự án nhà ở thu nhập thấp tại khu đô thị mới Thanh Lâm (huyện Mê Linh) do Tập đoàn HUD làm chủ đầu tư dự kiến xây dựng 1.456 căn hộ (cao 9 tầng).

Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại dịch vụ Bắc Hà cũng đã tiếp nhận đơn của khách hàng mua nhà tại dự án tổ hợp văn phòng cho thuê, dịch vụ thương mại và nhà ở để bán tại địa điểm 30 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy. Dự án có quy mô 19 tầng, bố trí 294 căn hộ, với diện tích căn hộ cao nhất 69m2.

Tại khu vực quận Hà Đông, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đang triển khai xây dựng dự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú. Dự án xây dựng mới 1 tòa nhà cao 35 tầng với tổng số 512 căn hộ; trong đó, diện tích đất là 2.590m2, tổng diện tích sàn khoảng 48.444m2. Đặc biệt, tầng 1 của tòa nhà bố trí 410m2 làm phòng sinh hoạt cộng đồng và 430m2 kinh doanh thương mại phục vụ tiện ích cho các cư dân; tầng 2 sử dụng làm nhà trẻ, mẫu giáo có diện tích 1.250m2; tầng 3 sử dụng làm khu y tế có diện tích 300m2, khu thể thao có diện tích 950m2. Các căn hộ có diện tích từ 55-70m2, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng quý 4/2015.

Ngoài ra, thành phố cũng vừa chấp thuận chủ trương và đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho năm dự án nhà ở xã hội, gồm dự án xây dựng khu chung cư cao tầng để bán tại khu đất ký hiệu 1 xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì do Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 làm chủ đầu tư; dự án khu đô thị mới Trung Văn mở rộng (khu A, B1, B2) xã Trung Văn, huyện Từ Liêm của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hà Nội; dự án nhà ở thuộc lô đất CC1 khu đô thị mới Quốc Oai (Công ty cổ phần Đầu tư C.E.O); dự án xây dựng nhà ở cao tầng thuộc khu đô thị Đặng Xã 2 (lô đất NO1, No2, NO3, NO4, NO6); dự án tổ hợp nhà ở thương mại dịch vụ chung cư AZ Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức của Công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo Thăng Long. Khi đó, người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn hơn nữa trong việc mua nhà ở thu nhập thấp.

Theo quy định của thành phố Hà Nội, đối tượng, điều kiện được mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp được quy định tại Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố. Chủ đầu tư chỉ được huy động tiền ứng trước, huy động vốn của khách hàng khi công trình có thiết kế đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng theo quy định tại Điều 8 của Quyết định số 34/2010 về việc ban hành quy định việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị./.

Xem tiếp...

17 thg 8, 2013

Giải ngân gói 30.000 tỷ: 4 địa phương chiếm 8/10

Chiều 16/8, Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về tiến độ giải ngân gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, sau hai tháng triển khai.

Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, trong tháng đầu tiên triển khai chương trình, các ngân hàng thương mại đã giải ngân 3,46 tỷ đồng cho 19 khách hàng cá nhân và 34,5 tỷ đồng cho một khách hàng doanh nghiệp.

Tính đến cuối tháng 7/2013, các ngân hàng đã cam kết cho vay 159 khách hàng cá nhân với số tiền là 46,56 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân cho 148 khách hàng với dư nợ 34,13 tỷ đồng.

Đến 13/8, tổng cộng các ngân hàng đã cam kết cho vay 219 khách hàng cá nhân với số tiền là 65,57 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân cho 208 khách hàng với dư nợ là 48,92 tỷ đồng.

Trong đó Vietinbank đã cam kết cho vay 23,8 tỷ đồng, giải ngân đạt 19,5 tỷ đồng ch0 78 khách hàng; Vietcombank cam kết cho vay 22,12 tỷ đồng, giải ngân được 17,11 tỷ đồng cho 71 khách hàng; BIDV cam kết cho vay 10,25 tỷ đồng, giải ngân hơn 5,4 tỷ đồng; Agribank cam kết cho vay 6,9 tỷ đồng, giải ngân được 6,847 tỷ đồng và ngân hàng MHB cam kết cho vay 2,7 tỷ đồng nhưng chưa giải ngân.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến nay, Đà Nẵng là thành phố cho vay hỗ trợ nhà ở đối với khách hàng cá nhân lớn nhất, chiếm 29,25% tỷ trọng toàn quốc, theo sát phía sau là Hà Nội với 28,58%, Vĩnh Phúc 11,85%, Tp.HCM 10,51%, còn lại 19,81% ở các tỉnh, thành khác.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã xác nhận đăng ký của BIDV được ký hợp đồng tín dụng với 2 khách hàng với số tiền 658 tỷ đồng và BIDV đã giải ngân cho 1 khách hàng tại Huế 34,3 tỷ đồng; Agribank đang làm thủ tục đăng ký để được xác nhận ký hợp đồng tín dụng với 1 khách hàng ở Cần Thơ với số tiền 50 tỷ đồng.

Các ngân hàng còn lại cho biết sẽ hoàn thành việc thẩm định một số dự án và sẽ báo cáo xin xác nhận nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước trong tháng 8/2013.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ là việc thiếu nguồn cung nhà ở trung bình, nhà ở xã hội. Cùng với đó, việc xem xét cho chuyển đổi dự án nhà thương mại sang nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu căn hộ để phù hộ với tiêu chí vay đang rất chậm, đặc biệt là tại Hà Nội và Tp.HCM.

Trước câu hỏi vì sao Đà Nẵng lại là địa phương dẫn đầu về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ, trong khi các điều kiện hỗ trợ cho việc giải ngân tại địa phương này chưa hẳn đã hơn các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM, đại diện Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp trả lời.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, sở dĩ Đà Nẵng là địa phương đạt tỷ trọng giải ngân cao nhất vì các cơ quan, ban ngành tại đây được đánh giá một trong những địa phương dẫn đầu về quan tâm về giải quyết các chương trình, chính sách nhà ở cho người dân, người thu nhập thấp.

Thậm chí, trước khi có Nghị quyết 02 và kế hoạch về gói 30.000 tỷ, Đà Nẵng đã có hàng chục dự án nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu nhà ở của người dân. Bên cạnh đó, địa phương này cũng luôn chủ động, linh hoạt và có nhiều chính sách thoả đáng trong đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các dự án nhà ở.

Theo vneconomy.vn

Xem tiếp...

18 thg 7, 2013

Muôn kiểu đi đêm trong giao dịch bất động sản

Trong bối cảnh thị trường vẫn trầm lắng, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã không từ bỏ bất kỳ một phương thức bán hàng nào miễn sao thanh khoản của dự án được cải thiện.

Một trong những chiêu thức bán hàng đang được giới đầu tư áp dụng phổ biến hiện nay chính là “chiêu” áp dụng các mức giá bán khác nhau cho mỗi khách hàng riêng lẻ. Ngay cả khi có khiếu kiện, tranh chấp, biện pháp tối ưu vẫn là “đi đêm” với từng khách hàng.

Mới đây, nhóm khách hàng mua căn hộ tại một dự án khu đô thị ở Cầu Giấy (Hà Nội) đã kéo đến đòi ban lãnh đạo chủ đầu tư phải thay đổi mức giá bán căn hộ. Nguyên do là bởi, số người này đã ký vào bản hợp đồng mua căn hộ xây thô của dự án này với giá 26 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau khi đóng tiền, những khách hàng này mới “cay cú” vì những hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với một nhóm khách hàng khác trước đó giá chỉ 25 triệu/m2, trong khi các căn hộ đó lại có vị trí, hướng nhà đẹp hơn của họ.

Mặc dù sau đó, chủ đầu tư dự án này đã tìm đủ cách để lý giải về sự khác nhau của giá bán, song đều không được khách hàng chấp thuận. Cực chẳng đã, một hướng giải quyết theo kiểu có lợi cho cả đôi bên đã được đưa ra là “chỉ 4 căn hộ này” được chiết khấu số tiền 1 triệu/m2 vào kỳ đóng tiền đợt cuối, nhưng kèm theo đó là một điều kiện không được tiết lộ cho bất kỳ ai, đồng thời không được đòi hỏi thay hoá đơn thu tiền.

Sự việc này, tất nhiên cũng không giữ kín được lâu. Hầu hết các khách hàng đều rỉ tai nhau “mua được giá thấp hơn nhiều” so với mức giá công bố. Tuy nhiên, về hồ sơ giấy tờ mua bán, dường như tất cả vẫn chỉ là một mức giá đồng loạt, nên với những khách hàng không thuộc diện thân tín hay “khách VIP” thì đương nhiên vẫn phải ngậm đắng trả mức cao hơn.

Câu chuyện “đi đêm” giữa khách hàng và chủ đầu tư không chỉ diễn ra trong quá trình mua bán căn hộ. Cách đây chưa lâu, người viết được một khách hàng đưa cho xem tin nhắn với nội dung rằng “mấy hôm nữa em gửi lại tiền cho anh. Tuyệt đối không để ai biết nhé”. Đây là tin nhắn được gửi bởi vị chủ tịch hội đồng quản trị công ty nơi vị khách mua căn hộ.

Ngọn nguồn của tin nhắn trên là do dự án khá đình đám của một doanh nghiệp thuộc họ Sông Đà, nằm trên mặt đường Lê Văn Lương, sau gần 5 năm triển khai vẫn không thể hoàn thiện được. Số khách hàng vây kín trụ sở, dự án để đòi tiền có thời điểm lên tới hàng trăm người.

Tuy nhiên, khi mà ngân quỹ của công ty còn chưa đủ trả lương cho nhân viên, nên việc đòi được tiền của khách hàng, đương nhiên không phải chuyện dễ. Trước những áp lực với một vài mối quan hệ “nhạy cảm”, vị chủ tịch nói trên đã phải đích thân nhắn tin cho khoảng vài chục khách hàng với nội dung tương tự nhau và “sẽ trả nhưng xin khất một thời gian”.

Trong khi đó, với dự án Splendora, từng được quảng bá là “nơi ước đến – chốn mong về” sau nhiều lần kiện cáo, tranh chấp trong suốt hơn một năm qua, thì nay chủ đầu tư cũng buộc phải áp dụng chiêu thức thỏa thuận riêng với từng khách hàng trước cáo buộc “xây sai thiết kế”.

Nhưng cái may của chủ đầu tư Splendora là trong số 150 căn biệt thự triệu đô (giá từ 20 - 30 tỷ đồng/căn) được cho là bị sai thiết kế, chỉ có một khách hàng phát hiện ra và phát đơn kiện chủ đầu tư.

Trong buổi làm việc với vị khách hàng này mới đây, đại diện chủ đầu tư Splendora đã thừa nhận sai sót này. Giải pháp được đưa ra là sẽ miễn trừ số tiền phạt do nộp tiền chậm cho khách này trị giá lên tới gần 1 tỷ đồng, kèm với đó là sẽ tặng một gói sân vườn hoàn chỉnh trị giá vài trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, trước băn khoăn của vị khách hàng rằng “liệu chính sách này có áp dụng rộng rãi với nhiều khách hàng không”, thì câu trả lời là “chỉ anh mà thôi”.

Trao đổi với VnEconomy, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội, cho rằng, việc “đi đêm” giữa chủ đầu tư và khách hàng là khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Bởi đó thực chất vẫn chỉ là quan hệ kinh tế dân sự giữa chủ đầu tư và khách hàng.

Tuy nhiên, với góc nhìn của người trong cuộc, không ít chuyên gia bất động sản lại nhìn nhận, việc “đi đêm” giữa chủ đầu tư và khách hàng là một động thái cần phải được lên án, bởi nó có thể dẫn tới nhiều hệ lụy cũng như tiền lệ không mấy tốt đẹp cho các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực bất động sản cũng như cho chính các bên có liên quan trực tiếp mà có thể họ chưa lường trước được.

Xem tiếp...

4 thg 7, 2013

Bất động sản Ấm lên nhờ sự điều chỉnh thuế VAT ?

Từ ngày (1/7), mức thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho các hợp đồng mua bán, cho thuê phân khúc nhà giá rẻ sẽ được giảm một nửa so với trước đây. Theo nhiều chuyên gia tài chính cũng như bất động sản, đây có thể là dấu hiệu tích cực để thị trường bất động sản sẽ "ấm" dần lên thời gian tới.

Cụ thể, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng mới được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/7, các hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội được giảm 5% thuế VAT. Trong khi đó, các hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại đã hoàn thiện dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được giảm tới 50% thuế VAT.

Đánh giá về mức thuế mới này, ông Trần Xuân Hùng, Phó Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera cho rằng, đây có thể coi là bước tiến mới cho phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập thấp.

"Riêng với nhà ở xã hội, mức thuế giảm từ 10% xuống 5% thực chất là biện pháp nhằm hạ giá thành các sản phẩm giúp người mua có nhiều cơ hội sở hữu nhà hơn trước," ông Hùng khẳng định.

Cụ thể hơn, theo đại diện của Viglacera, thuế giảm cũng đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán của khách hàng sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, phân khúc thị trường giá rẻ sẽ ngày càng được quan tâm hơn.

Đánh giá về khả năng tác động với thị trường bất động sản thời gian tới, ông Hùng cho rằng, nhu cầu nhà ở xã hội thực tế tiềm năng đã rất lớn. Cú hích từ những giải pháp thuế chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phải chú trọng hơn tới lĩnh vực kinh doanh này. Vì vậy, thời gian tới, nguồn cung có xu hướng sẽ tăng cao, giúp phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp phát triển.

Đây cũng là đánh giá được ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tán đồng. Ông Liêm thậm chí còn cho rằng, mức giá nhà ở giá rẻ sẽ giảm tối thiểu là 5% trong thời gian tới.

Cũng có cái nhìn lạc quan, ông Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch hội đồng thành viên công ty tư vấn VFAM cho rằng, trong thời gian tới, không có nhiều doanh nghiệp dám tự ý nâng giá kiếm lời, bởi nguồn tồn hiện tại vẫn khá cao.

Theo số liệu đưa ra trước đó, số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn.

Bởi vậy, ông Tiền nhận định, việc giảm 50% mức thuế suất thuế VAT từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với căn hộ loại này sẽ góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đang có nhu cầu về chỗ ở. Đồng thời, đây cũng là giải pháp giúp giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.

Mặc dù tỏ ra lạc quan với sự phát triển của thị trường thời gian tới, nhưng các chuyên gia vẫn e ngại khả năng một số doanh nghiệp sẽ chia nhỏ và xin điều chỉnh dự án một cách ồ ạt để được hưởng ưu đãi thuế.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty phát triển nhà và đô thị (HUD) cho rằng, các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi các dự án.

"Chẳng hạn, theo thiết kế ban đầu, dự án chỉ có 8 căn/tầng nhưng sau khi chia nhỏ sẽ thành 12 – 13 căn/tầng thì hạ tầng kỹ thuật của tòa nhà đó phải được đầu tư thêm để đảm bảo an toàn cho người dân," ông Tuấn Anh dẫn chứng.

Đứng trên góc độ chuyên gia tư vấn thuế, ông Vũ Tiến Dũng, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần dịch vụ đại lý thuế và tư vấn đào tạo Tâm Việt còn cho rằng, để việc giảm thuế có tác dụng thực tiễn hơn nữa thì vẫn cần có thêm những giải pháp hỗ trợ người mua.

"Người mua nên được phân kỳ trả thuế thành nhiều lần dưới dạng trả góp để giảm gánh nặng về thanh toán," ông Vũ Tiến Dũng đưa ra ý kiến./.

Theo TTXVN

Xem tiếp...

26 thg 6, 2013

30.000 tỷ: Vì sao lại khó giải ngân?

Nếu không có hướng dẫn cụ thể, và tháo gỡ những điều kiện tiên quyết cho vay thì chính sách ưu đãi vay vốn mua nhà trong gói 30.000 tỷ đồng rất khó đi vào cuộc sống. 

Cho đến nay, hiệu lực thi hành của 2 Thông tư là Thông tư số 11 của NHNN quy định cho vay hỗ  trợ nhà ở và Thông tư 07 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết đối tượng cụ thể và điều kiện được vay vốn đã được gần 1 tháng nay (cả 2 thông tư đều có hiệu lực từ 1/6/2013).
Tuy nhiên, qua những ngày vừa qua thực tế giải ngân nguồn vốn trong gói tín dụng 30.000 tỷ, lãi suất ưu đãi 6%/năm này lại chưa đi vào cuộc sống, đặc biệt đối tượng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình vẫn đang trông ngóng được vay nguồn vốn giá rẻ này nhưng vẫn vướng mắc trong khâu điều kiện để vay vốn, nên ngân hàng chưa thể giải ngân.

Vướng mắc ở đâu?

Theo thông tin phản ánh của đại diện BIDV, ông Trần Xuân Hoàng, Phó Tổng Giám đốc thì đến nay BIDV mới chỉ giải ngân 1-2 hồ sơ là khách hàng cá nhân. Theo ông Hoàng, điều vướng mắc ở việc giải ngân là vấn đề thu nhập. Mặc dù chấp nhận mức thu nhập thấp là dưới 9 triệu đồng nhưng mức khởi điểm chịu thuế là 9 triệu đồng phải đến 1/7 mới có hiệu lực. Vì vậy, rất nhiều hồ sơ vay vốn có mức thu nhập dưới 9 triệu đồng phải chờ chính sách.

Còn tại Vietcombank thì đến 17/6 đã tiếp nhận được 9 hồ sơ cho vay mua nhà thu nhập thấp nhưng lại gặp phải việc vấn đề xác định bao nhiêu là thu nhập thấp vẫn chưa có ai xác nhận, nên ngân hàng này vẫn chưa thể cho vay, mặc dù lãnh đạo Vietcombank vẫn chỉ đạo sốt sắng các chi nhanh ưu tiên cho vay đối tượng này.

Đại diện một phòng giao dịch của BIDV khu vực Cầu Giấy cho rằng, về chủ trương cho người mua nhà xã hội vay vốn thì rất sẵn sàng. Hiện phòng giao dịch này cũng đang xử lý 4-5 hồ sơ nhưng còn vướng mắc một số quy định.

Theo vị này thì nguyên nhân khó giải ngân về cơ bản không phải do ngân hàng mà do quy định của các Thông tư hướng dẫn còn chặt chẽ quá. Chẳng hạn như Hợp đồng mua bán phải sau ngày 7/1/2013. “Ví dụ cụ thể như chúng tôi có một số khách hàng mua nhà ở dự án Đại Thanh, xét về điều kiện diện tích và giá bán thì đáp ứng so với Thông tư nhưng Hợp đồng lại ký vào năm 2012 nên không được chấp nhận.

Một số khách hàng là công chức, nhưng lại thiếu xác nhận về thực trạng nhà ở của cơ quan nơi công tác nên ngân hàng cũng không thể giải ngân được theo đúng tinh thần của Thông tư.” Đại diện phòng giao dịch này nói.

Có thể thấy, hiện nay một số ngân hàng chưa giải ngân được vốn vay thường vướng ở điều kiện để cho khách hàng vay vốn như hợp đồng mua bán nhà không hợp lệ, chưa có xác nhận thực trạng nhà ở hay mức thu nhập,…

Ngoài ra, khách vay vốn còn đang gặp phải vướng mắc khác về phương án trả nợ ngân  hàng. Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, đối tượng vay vốn cần “có đủ mức vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay theo quy định và đáp ứng khả năng trả nợ theo điều kiện vay vốn của Ngân hàng.” Là đối tượng thu nhập thấp có lẽ không ít trường hợp sẽ bị “vướng” ở điều kiện vay vốn này.

Doanh nghiệp đã có “phần”
Ở dòng vốn 30% trong gói 30.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay tương đương khoảng 9000 tỷ đồng trong 3 năm. Theo đại diện của NHNN, tỷ lệ giải ngân 30% không phải quy định theo hàng năm mà có thể khác nhau ở từng giai đoạn cụ thể nhưng vẫn đảm bảo không quá 30% trong 3 năm.

Ngay sau khi 2 Thông tư có hiệu lực, một số ngân hàng đã ký kết cũng như cam kết cho các DN vay nguồn vốn này. Agribank đã ký kết hợp đồng cam kết tài trợ khoảng 400 tỷ cho Sudico triển khai dự án nhà ở xã hội tại KĐT Nam An Khánh, và ngân hàng này cũng đã ký kết với 12 DN khác để cho vay gói hỗ trợ này.  Nhu cầu vay vốn ngân hàng  của các dự án này vào khoảng 3.295 tỷ.
Bên cạnh đó, BIDV cam kết đăng ký dành 10.000 tỷ trong gói 30.000 tỷ này để hỗ trợ cho vay nhà ở, trong 2-3 năm đầu, trọng số cho vay đối với doanh nghiệp và người mua nhà dự kiến ở mức khoảng 60%/40%, sau đó giảm dần vào năm thứ tư khoảng 30%/70%.

Dự kiến, trong năm 2013, BIDV sẽ giải ngân khoảng trên 2.700 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở.

Bộ Xây dựng “thúc” ngân hàng cho vay vốn

Với ngân hàng thì cho rằng, các quy định còn chặt chẽ, chưa ai xác định thế nào là thu nhập thấp, chờ chính sách xác định mức thu nhập không phải đóng thuế, các hợp đồng không hợp lệ,…nên việc giải ngân nguồn vốn cho cá nhân, hộ gia đình gặp trở ngại.

Trước thực tế đó, Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 1250 gửi NHNN và 5 ngân hàng đang thực hiện cho vay gói 30.000 tỷ này nhằm xác định chi tiết đối tượng, điều kiện cụ thể để được vay vốn.
Theo Bộ Xây dựng, trong trường hợp xác định đối tượng thế nào là thu nhập thấp? Về việc xét duyệt này đã làm rất chặt chẽ theo quy định tại Quyết định 67. Do vậy, khách hàng mà có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà xã hội sau ngày 7/1/2013 thì được coi là đủ điều kiện được vay trong gói tín dụng hỗ trợ nhà ở. 

Do chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại có giá dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích nhỏ hơn 70m2 không thuộc diện được vay vốn, nhưng cá nhân, hộ gia đình mua nhà ở các dự án này thì được vay vốn. Vì vậy, Bộ Xây dựng yêu cầu các ngân hàng khi xét duyệt hồ sơ thì không xem xét dự án đó có được vay vốn trong gói tín dụng hỗ trợ nhà ở hay không.

Trong trường hợp này, Bộ Xây dựng cho biết, chấp nhận diện tích căn hộ ghi trong hợp đồng là tạm tính nhưng với quy mô nhỏ hơn 70 m2, khi hoàn công có thể thay đổi theo thực tế.
Trong công văn này, Bộ Xây dựng cũng đã đề nghị NHNN khẩn trương chỉ đạo các Ngân hàng được giao, triển khai nhanh việc cho vay vốn.

Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở trong gói 30.000 tỷ sẽ kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn, nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày 01/6/2013.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem tiếp...

2 thg 6, 2013

Cho vay ưu đãi mua nhà ở: Ngân hàng đã sẵn sàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 31/05, tất cả 5 Ngân hàng Thương mại Nhà nước được giao nhiệm vụ cho vay hỗ trợ nhà ở đã hoàn tất các khâu chuẩn bị để có thể triển khai cho vay đối với khách hàng từ 1/6/2013.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hoàn thành văn bản hướng dẫn triển khai trong hệ thống khá sớm. BIDV cho biết sẽ niêm yết quy định của ngân hàng tại 700 điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc và cam kết sẽ xử lý đề nghị vay của khách hàng cá nhân trong vòng 4 ngày và khách hàng doanh nghiệp trong vòng 20 ngày. Các khách hàng là cá nhân vay để mua nhà ở có thể được vay lên tới 80% số tiền mua căn nhà, thời gian vay có thể lên tới 15 năm và được sử dụng chính căn nhà mua để thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời cho các chi nhánh, phòng giao dịch để thống nhất thực hiện trong toàn quốc.

Ngoài ra, VietinBank đã xây dựng bộ câu hỏi dành cho khách hàng và cho cán bộ ngân hàng về nội dung của chương trình tín dụng để gửi cho tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn quốc. Ngân hàng này cũng đang có kế hoạch thiết kế băng băng rôn, tờ rơi của chương trình và các chương trình truyền thông khác.

Cùng với động thái của các ngân hàng, các doanh nghiệp, địa phương cũng đang khẩn trương chuẩn bị để có thể tiếp cận được với chương trình cho vay hỗ trợ này. Một số dự án về xây dựng nhà ở xã hội và chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đang được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh xem xét phê duyệt.

Mới đây nhất, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (HUD) đã làm lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm-Hà Nội và đang trong quá trình thương thảo với BIDV để vay vốn đầu tư từ chương trình này.

[Công bố lãi suất vay gói 30.000 tỷ "gỡ" bất động sản]
 
Như vậy, mọi công việc chuẩn bị để triển khai chương trình đã hoàn tất ở tất cả các ngân hàng thương mại được giao thực hiện để có thể triển khai cho vay ngay khi Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước và Thông tư 07 của Bộ Xây dựng có hiệu lực.

Cách đây hai tuần, Ngân hàng Nhà nước đã công bố sẽ dành 30.000 tỷ đồng để cho khách hàng và doanh nghiệp vay mua nhà ở xã hội có diện tích nhỏ hơn 70m², giá bán dưới 15 triệu đồng/m² với lãi suất cho vay ưu đãi 6% trong năm 2013. Từ các năm sau, lãi suất này sẽ bằng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng không vượt quá 6% mỗi năm./.
Theo TTXVN

Xem tiếp...

25 thg 5, 2013

Cho vay hỗ trợ nhà ở: phát súng đầu tiên

Chúng tôi là đơn vị đầu tiên trong số 5 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà nói trong cuộc họp báo chiều 23/5, nhằm công bố gói tín dụng 10 nghìn tỷ đồng do BIDV thực hiện từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Gói tín dụng này ra đời 8 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cùng ban hành hai thông tư hướng dẫn về cho vay hỗ trợ nhà ở.

Thông tư của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, 5 ngân hàng thương mại gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank và MHB sẽ dành khoảng 30 nghìn tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện theo quy định, trong đó dành tối đa 30% để cho vay đối với các doanh nghiệp là chủ dự án. Đối với thời hạn cho vay, đối với các đối tượng vay để thuê, mua nhà tối đa là 10 năm, đối với doanh nghiệp tối đa là 5 năm. Mức lãi suất hỗ trợ sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng năm và áp dụng cho các khoản vay có dư nợ trong năm, trong đó năm 2013 sẽ áp dụng lãi suất 6%/năm.

Theo ông Trần Bắc Hà, đối với gói tín dụng 10 nghìn tỷ đồng nói trên của BIDV, trong 2 - 3 năm đầu, tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp và người mua nhà là 60/40, nhưng đến năm thứ 4 sẽ giảm dần xuống 30/70 như quy định trong thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Bởi trong thời gian đầu, doanh nghiệp đang rất cần tiền để hoàn thành dự án nên phải ưu tiên vốn cho doanh nghiệp nhưng khi dự án đưa vào sử dụng, tỷ lệ trên lại chuyển dịch về phía người mua nhà.

Ngoài ra, với những vấn đề khác như mức cho vay đối với doanh nghiệp và người mua nhà, thời gian cho vay, lãi suất, thời hạn giải ngân, nhóm đối tượng vay… đều thực hiện ở mức tối thiểu như quy định tại hai thông tư nói trên, thậm chí, BIDV cho vay tới 15 năm, trong khi thời hạn trong thông tư là 10 năm.


Cho vay hỗ trợ nhà ở và “phát súng” đầu tiên 1Sẽ không có chút phiền hà nào khi cấp tín dụng, chỉ trong vòng 4 ngày đối với người mua, 20 ngày đối với doanh nghiệp đầu tư, ngân hàng sẽ cấp vốn ngay nếu họ đủ điều kiện. Ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV

Với đối tượng vay, BIDV cho biết sẽ ưu tiên cho các dự án đang thi công có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2013 - 2015; dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý chuẩn bị khởi công; dự án đã có người mua trên 50% trên tổng sản phẩm căn hộ.

Về khu vực địa lý, ngân hàng này sẽ đặt trọng tâm các khoản vay tại Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương và các khu công nghiệp có nhiều công nhân. Đặc biệt, sẽ ưu tiên người vay là công nhân khu công nghiệp ngành than, lực lượng vũ trang.

“Sẽ không có chút phiền hà nào khi cấp tín dụng, chỉ trong vòng 4 ngày đối với người mua, 20 ngày đối với doanh nghiệp đầu tư, ngân hàng sẽ cấp vốn ngay nếu họ đủ điều kiện”, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV nói. Theo ông, tất cả quy trình tiếp cận tín dụng được BIDV công bố khắp hệ thống. Đồng thời, để phòng tránh viẹc lợi dụng chính sách, ngân hàng sẽ quản lý chặt chẽ trước, trong và sau khi vay với tất cả mọi khách hàng.

BIDV cho biết hiện đã thẩm định và cam kết cho vay 3 dự án nhà ở xã hội với tổng số 1.068 căn, với tổng diện tích 118 nghìn m2 tại các dự án: chung cư cho người thu nhập thấp (Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai chủ đầu tư); dự án chung cư cuối tuyến Bạch Đằng Đông (Đà Nẵng) và dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Huế. Ba dự án này đều hoàn thành và bàn giao căn hộ trong giai đoạn 2013 - 2014 với tổng số tiền được BIDV cấp là 231 tỷ đồng, trong khi giải ngân thực tế là 101 tỷ đồng.

“Chúng tôi đang làm việc với UBND Tp.HCM nhằm cho vay 4 dự án chuyển đổi công năng từ thương mại sang nhà ở xã hội, có tổng số 3.300 căn hộ, để đầu tháng 6/2013 sẽ triển khai. Dự kiến trong năm 2013, BIDV sẽ giải ngân trên 2.700 tỷ đồng cho chương trình này”, ông Tú nói thêm.

Lý giải vì sao BIDV lại được phân bổ 10 nghìn tỷ đồng trong tổng giá trị gói 30 nghìn tỷ đồng, lớn hơn mức chia bình quân cho 5 ngân hàng thương mại, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói: “Ban đầu Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước định phân bổ cho 5 ngân hàng thương mại theo quy mô dư nợ hoặc khu vực địa lý hoặc chia trung bình, nhưng cuối cùng chúng tôi chọn phương án, đơn vị nào làm trước, ký hợp đồng nhiều, số lượng dự án đạt chuẩn cao sẽ phân bổ theo khả năng của đơn vị đó. BIDV đăng ký 10 nghìn tỷ đồng là phù hợp với khả năng thực lực của ngân hàng”, ông Nam nói.

Liên quan đến việc “hưởng lợi” 1,5% lãi suất giữa đầu vào, khi vay tái cấp vốn là 4,5%, trong khi đầu ra là 6%, ông Tú giải thích: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tất cả khoản vay của chương trình đều phải trích dự phòng rủi ro chung là 0,75%, nếu chỉ cần vài khách hàng doanh nghiệp đến hạn không trả được nợ, buộc phải chuyển nhóm thì phải trích từ 5% - 100% của khoản vay, chưa kể các chi phí hoạt động để giải ngân cho chương trình.

Cho vay hỗ trợ nhà ở và “phát súng” đầu tiên 2Tại sao cứ nghĩ đó là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, trong khi Nghị quyết 02 của Chính phủ đã xác định phải sớm thành lập cơ quan tái thế chấp nhà ở theo thông lệ các nước và quỹ phát triển nhà ở, mà chẳng thấy bộ nào đứng ra giải quyết? Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV

Còn theo ông Trần Bắc Hà, “độ lệch” 1,5% nói trên không nói lên nhiều dưới góc độ toan tính về hiệu quả kinh tế. “Mọi khoản tín dụng đều phải trích lập dự phòng chung là 0,75%, cộng với mọi chi phí quản lý và chi phí khác ở mức tằn tiện nhất thêm 1% nữa, trong khi độ lệch được hưởng chỉ 1,5%, thì mặc nhiên, ngân hàng không những không lãi mà thực chất đã phải chia sẻ lợi nhuận từ các khoản thu khác cho doanh nghiệp, người mua nhà và xã hội. Đó là chưa kể, khi rủi ro với món vay nào đó, bị đẩy tới nhóm nợ xấu lại phải tăng trích lập dự phòng, thậm chí mất vốn thì càng tệ”, ông Hà phân trần.

Chủ tịch BIDV cũng khẳng định, nếu sau này, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng “nghĩ lại”, không cấp cho BIDV 10 nghìn tỷ mà chỉ ở mức chia bình quân, mỗi ngân hàng là 6 nghìn tỷ đồng thì ngân hàng này vẫn cứ thực hiện 10 nghìn tỷ đồng cho chương trình và sẵn sàng bù đắp phần thua thiệt do huy động với lãi suất không ưu đãi đối với 4 tỷ đồng còn lại. Tuy nhiên, cơ quan quản lý phải tính thuế kiểu khác, coi như BIDV đã đóng góp phần đó cho an sinh xã hội.

Liên quan đến việc dồn gánh nặng giải cứu thị trường bất động sản cho ngành ngân hàng, ông Hà nói thêm: “Tôi có cảm giác như Ngân hàng Nhà nước sắp thành Bộ Tài chính đến nơi! Tái cấp vốn kiểu gì mà lại tới 10 năm, trong khi ai cũng hiểu là tái cấp vốn chỉ  giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn vài tháng đến một năm để khắc phục yếu thanh khoản cho hệ thống”.

“Tại sao cứ nghĩ đó là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, trong khi Nghị quyết 02 của Chính phủ đã xác định phải sớm thành lập cơ quan tái thế chấp nhà ở theo thông lệ các nước và quỹ phát triển nhà ở, mà chẳng thấy bộ nào đứng ra giải quyết?”, ông Hà băn khoăn.

Theo vneconomy

Xem tiếp...

12 thg 5, 2013

Cứu bất động sản bằng giải pháp dài hạn

Cần đi tìm giải pháp căn cơ dài hạn thay cho giải pháp tình thế, là kiến nghị của các chuyên gia kinh tế tại cuộc tọa đàm "Khả năng hồi phục của thị trường bất động sản 2013" do báo Đầu tư tổ chức sáng 9/5 tại Hà Nội.

Thị trường bất động sản thời gian gần đây đang nóng lên với cuộc tranh luận về việc nhà nước có nên giải cứu hay không giải cứu thị trường, và trong cả hai trường hợp, thì những hệ lụy cho nền kinh tế là gì?

Với nhập đề đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc tọa đàm này đã thảo luận sôi nổi và đưa ra các kiến giải đáng chú ý. Tuy nhiên, dường như các chuyên gia không ủng hộ các giải pháp tình thế và ngắn hạn, mà muốn nhân cơ hội này để tiến hành một cuộc “tái cơ cấu” cả chính sách và thị trường.

Theo GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thì Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần góp phần vào việc giải quyết thị trường bất động sản theo hướng khắc phục khiếm khuyết đã bộc lộ trong quá trình phát triển nóng và tình trạng đóng băng quá lâu thị trường này, bằng giải pháp đồng bộ.

Theo ông Mại, đây là thời điểm cần có các giải pháp cơ bản để không lặp lại trong tương lai trạng thái thị trường tương tự, cũng như các giải pháp đặc thù để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái đầy mâu thuẫn, đó là của cải xã hội bị lãng phí, hàng triệu người dân sống chật chội, thiếu nhà ở trong khi hàng chục nghìn căn hộ và hàng vạn biệt thự không được sử dụng.

Vị chuyên gia giàu kinh nghiệm này nói rằng về giải pháp cơ bản, cần hoàn thiện thể chế liên quan đến thị trường bất động sản như đất đai,  đổi đất lấy hạ tầng, giá đất, xây dựng đô thị, nhà ở… Bằng các quy định của nhà nước để loại từ yếu tố đầu cơ trên thị trường làm cho giá bất động sản Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực, trong khi nền kinh tế và thu nhập của người dân còn thấp hơn họ.

Đối với vấn đề nợ xấu, ông cho rằng không chỉ là xử lý nợ xấu trong bất động sản, mà quan trọng hơn là cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng khắc phục khe hở về thể chế tạo nên mối liên kết nội bộ giữa ngân hàng với doanh nghiệp bất động sản, làm minh bạch hóa các khoản tín dụng bất động sản.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa chủ trương “xã hội hóa” việc huy động các nguồn lực cho thị trường bất động sản, kể cả việc thành lập “hợp tác xã xây dựng nhà ở” với sự đóng góp tự nguyện của những người có thu nhập thấp, như một số nước đã thực hiện.

Song song với đó, cần có những giải pháp đặc thù để có thể đưa ra được lời giải đúng thì quan trọng nhất là phải có thông tin thị trường chính xác, được phân loại theo những tiêu chí khoa học từ đó mới có thể đề ra giải pháp thích hợp.

“Tôi không đồng tình giải pháp biến các căn hộ to thành căn hộ nhỏ để bán cho người có thu nhập thấp, vì cần lưu ý đến hạ tâng kỹ thuật - xã hội từng dự án đã được tính đến khi phê duyệt. Với số tiền khoảng 30 nghìn tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước dự định bơm vào thị trường trong thời gian sắp đến, các khoản tiền mà Chính phủ sẽ chi cho nhà ở của gia đình có công với cách mạng…, cần dựa trên phân loại doanh nghiệp gắn với dự án, tiến độ thực hiện để trợ giúp những doanh nghiệp thật sự có khó khăn nhưng nếu chỉ bơm một lượng vốn nhất định là có thể thoát khỏi tình trạng hiện tại, hoàn thành dự án vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có thêm nhà ở bán cho người tiêu dùng, vừa trả được tiền vốn và lãi vay ngân hàng, đồng thời nộp thuế cho ngân sách nhà nước”, ông đề xuất.

Với góc nhìn đó, chuyên gia này bày tỏ sự ủng hộ việc Chính phủ đang chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước về việc cho một số đối tượng dân cư vay mua nhà với lãi suất 6%/năm trong nhiều năm, vì đó là chủ trương đúng không chỉ để giải quyết bài toán hiện nay, mà cần được thể chế hóa như một hướng lâu dài.

Trong khi đó, một chuyên gia kinh tế khác, TS. Võ Đại Lược thì cho rằng trước mắt cần xử lý vấn đề “bong bóng” của thị trường bất động sản Việt Nam, nhưng về lâu dài vẫn phải thiết lập hành lang pháp lý để thị trường phát triển lành mạnh.

Theo ông Lược, giải pháp cơ bản đầu tiên là xóa bỏ tính phi thị trường của thị trường bất động sản Việt Nam, thiết lập cơ chế vận hành thực sự có tính thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ cần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, để đồng tiền Việt Nam không bị mất giá, dân chúng không tìm cách giữ giá tài sản bằng con đường thi nhau đổ tiền vào thị trường bất động sản.

“Chúng ta cần mở các hướng kinh doanh có hiệu quả để thu hút các dòng vốn đầu tư vào đây. Không cứu thị trường bất động sản bằng tiền,  mà nên để nó tự vận động. Bên cạnh đó cần mở cửa thị trường bất động sản cho các nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài được phép mua nhà. Thị trường bất động sản là một thị trường cơ bản của mọi nền kinh tế hàng hóa nói chung, phải được vận động theo các nguyên tắc của thị trường, trên cơ sở đó Nhà nước tham gia điều tiết. Việc quan trọng nhất hiện nay là Nhà nước phải sớm xác lập các khuôn khổ thể chế cho thị trường này theo hướng hiện đại và quốc tế”, ông Lược nói.

Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia muốn có các giải pháp căn cơ, thì các doanh nghiệp có mối quan hệ lợi ích trực tiếp với thị trường lại vẫn “muốn” các chính sách hỗ trợ ngắn hạn từ Chính phủ để vực dậy thị trường.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho rằng, nếu không tháo gỡ khó khăn cho bất động sản, nhiều ngành nghề khác sẽ lâm nguy. Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Hiếu nói rằng cần phải giải cứu thị trường. “Nếu không tháo gỡ khó khăn cho bất động sản thì không chỉ “sập tiệm” mấy ông kinh doanh bất động sản mà còn kéo theo nhiều ngành nghề khác từ nguyên vật liệu, xi măng, lao động, dịch vụ…, nên chúng ta không thể để thị trường bất động sản “rơi tự do”.

Vẫn theo ông Hiếu, việc hỗ trợ thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu đã được Chính phủ đề cập tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013. Các giải pháp về thị trường bất động sản mà Chính phủ đưa ra trong nghị quyết này là đúng hướng, và vấn đề là “cần có sự vào cuộc một cách mạnh mẽ của tất các cơ quan chức năng; các ngân hàng thương mại xây dựng được những sản phẩm tín dụng hợp lý để người dân ngoài kia có thể mua nhà được”.

Từ góc nhìn của một chuyên gia nước ngoài am hiểu về thị trường Việt Nam, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng thị trường hiện nay đang trở lại với giá của năm 2007. Chính vì vậy, các chủ đầu tư mà trước đây đã từng đầu tư vào phân khúc trung và cao cấp đã rất rầu lòng vì tỷ lệ hàng bán được thấp, trong khi lãi suất thì lại cao, và trong nhiều trường hợp, đã phải dừng thi công.

“Chính phủ tin tưởng rằng các giải pháp của Nghị quyết 02 sẽ mở đường cho người mua tiếp cận được sản phẩm, và cũng sẽ buộc các chủ đầu tư phải chú trọng vào các lĩnh vực rộng hơn của thị trường nhà ở. Các vấn đề này sẽ không giải quyết được trong một sớm một chiều. Các chủ đầu tư sẽ cần có thời gian để xác định lại hàng hóa tồn kho của họ. Phần lớn trong số họ đã phải chịu các khoản chi phí cao, các vấn đề về giải phóng mặt bằng, sửa đổi bổ sung giấy phép đầu tư, ít kinh nghiệm và vị trí dự án chưa thích hợp”, ông Marc Townsend nói.
Theo VNeconomy

Xem tiếp...

6 thg 5, 2013

Bất động sản lại ... xuyên đáy

Thị trường bất động sản liên tục trượt dài do các nhà đầu tư mất niềm tin. Các mức đáy mới với mặt bằng giá cực thấp đã nhanh chóng được thiết lập nhưng vẫn không tạo được thanh khoản.
Sau cơn sóng nhẹ đầu năm 2011, giá nhà đất tại Hà Nội trượt dốc dài. Nhiều mức đáy mới được xác lập từ cuối năm 2011 cho đến giữa năm 2012 do áp lực bán tháo của nhiều nhà đầu tư có các khoản vay đến thời điểm đáo hạn. Việc bán tháo ồ ạt đã đẩy giá nhà, đất tại các điểm nóng của thị trường bất động sản như khu vực quận Hà Đông, Hoài Đức, Từ Liêm...xuống một mặt bằng giá mới với mức độ mất giá 30-40%.

Mặc dù 3-4 tháng nay, lượng hàng bán tháo đã giảm mạnh tuy nhiên bất động sản vẫn chưa thể ngừng đà rơi giá do giới đầu tư không muốn mua vào. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nguồn tiền cạn kiệt và niềm tin vào thị trường, vào các chủ đầu tư gần như không còn. Lúc này, phần lớn các nhà đầu tư bất động sản đều đang bị đọng vốn vào nhà đất. Thêm vào đó, sự mất giá bất động sản khiến cho tài sản đã “bốc hơi” quá nửa. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng mua thời điểm này mặc dù biết là giá rẻ nhưng tín hiệu về sự phục hồi còn rất mong manh, bỏ tiền ra mua nhưng khả năng thu hồi vốn và có được lợi nhuận là điều không tưởng.

Do vậy, nhiều dự án có mức giá bán được cho là “nằm mơ cũng không có” thời thị trường sôi động giờ nhà đầu tư vẫn quay mặt.

Điển hình, khu vực quận Hà Đông một điểm nóng nhất về bất động sản tại Hà Nội giờ trong cảnh im lìm. Với những dự án bất động sản đã hoàn thành xong và bàn giao cho khách hàng hiện quận Hà Đông có khoảng gần 20 dự án. Hầu hết những khu đô thị mới này đều là dự án có vị trí đắc địa, nằm trên các tuyến đường huyết mạch kết nối Hà Đông với các quận trung tâm. Thời điểm thị trường sôi động giá đất các đô thị này đều đặt ngưỡng trên dưới 100 triệu đồng/m2 hiện giờ đã giảm 40%.

Đơn cử, khu đô thị mới Dương Nội A nằm trên mặt đường Lê Văn Lương kéo dài, thời thị trường sôi động giá biệt thự đạt ngưỡng 70-80 triệu đồng/m2 hiện giảm còn 35-37 triệu đồng/m2. Khu đô thị mới An Hưng nằm kế sát khu đô thị Dương Nội A, hiện chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho khách hàng, giá biệt thự hướng đẹp 45-47 triệu đồng/m2, giá nhà liền kề 50-51 triệu đồng/m2. Khu đô thị mới Văn Khê hiện đã giao nhà được 2 năm giá liền kề khoảng 50 triệu đồng/m2 trong khi cách đây 1 năm mỗi m2 đất khu đô thị này có giá 80-90 triệu đồng/m2. Khu đô thị Văn Phú nằm trên trục đường Lê Trọng Tấn kéo dài, giá liền kề, biệt thự trục đường lớn hiện khoảng 60-70 triệu đồng/m2, đường nhỏ 45-50 triệu đồng/m2 giảm 40% so với thời điểm năm 2010....

Tại khu vực huyện Hoài Đức nơi tập trung rất nhiều dự án bất động sản có quy mô lớn như Nam An Khánh, Bắc An Khánh, khu đô thị mới Geleximco, khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Bắc 32, khu đô thị mới Tân Tây Đô.... mặt bằng giá giảm 30%. Đơn cử, dự án Nam An Khánh giá nhà liền kề có thời điểm lên cao 40-45 triệu đồng/m2 giờ giảm 24-28 triệu đồng/m2. Khu đô thị Bắc An Khánh Splendora giá bán liền kề, biệt thự trong hợp đồng với chủ đầu tư 1.800 -2.000 USD/m2, các nhà đầu tư mua đi bán lại với mức tiền chênh ngoài đạt 3-5 tỷ đồng/căn liền kề, 7-10 tỷ đồng/căn biệt thự thì nay mức chênh lệch giảm xuống 1-2 tỷ đồng/căn liền kề, 3-4 tỷ đồng/căn biệt thự. Dự án khu đô thị Bắc 32, hiện đã bàn giao nhà cho khách hàng nhưng giá nhà chỉ khoảng 30-35 triệu đồng/m2 trong khi đó trước đây mức cao nhất đạt được 70 triệu đồng/m2, dự án Kim Chung – Di Trạch vị trí đường to khoảng 33-35 triệu đồng/m2, đường nhỏ 22-25 triệu đồng/m2,....

Sự mất giá của bất động sản trong một thời gian dài qua xuất phát từ việc Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại siết chặt tín dụng cho vay bất động sản để đưa tỷ lệ dự nợ về mức 16% cuối năm 2011.

Sau khi dư luận đồng loạt lên tiếng, ngân hàng nhà nước đã có những động thái nới tín dụng bằng việc loại bất động sản ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất, hạ lãi suất vay. Thậm chí, để kích cầu, nhiều ngân hàng thương mãi đã tung các gói tín dụng có trị giá khoảng 2.000-4.000 tỷ đồng để cho vay mua nhà, tổng cộng lượng tiền các ngân hàng đưa ra khoảng gần 200 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư cho rằng đây chỉ là biện pháp mang nặng tính hình thức bởi thực tế khách hàng vẫn chưa thể tiếp cận gói tín dụng do điều kiện đặt ra ngặt nghèo, lãi suất vay vẫn còn ở mức cao....

Chính vì vậy, tất cả các thành phần tham gia vào thị trường bất động sản đều không hề mặn mà và gần như mất niềm tin khi chính sách thiếu tính ổn định. Nhiều chuyên gia cho rằng, để có thể cứu thị trường bất động sản trong lúc này vấn đề mấu chốt vẫn là hạ lãi suất cho vay, kiểm soát chặt nguồn cung ảo đặc biệt các chủ đầu tư tiếp tục hạ giá bán nhà. Nếu các yếu tố này không được thực thi thì thị trường khó phục hồi.

Xem tiếp...

29 thg 4, 2013

Tình hình BĐS: Khi đại gia hạ độ cao !

“Chạy đua” theo chính sách được nhiều ưu đãi đầu tư vào phân khúc nhà bình dân, các “đại gia” một thời đang rất tích cực để xin chuyển những dự án dang dở đã chót đi theo con đường “cao cấp”.

Thị trường BĐS đã trầm lắng quá lâu, “cơn bão” này đã quyết đi không ít những DN yếu, thiếu năng lực, không còn trụ nổi trên thị trường, còn những “ông lớn” thì sức khỏe cũng đang yếu đi. Những khoản nợ ngân hàng đang vắt kiệt sức của họ, “tự cứu mình” là khẩu hiệu đầu tiên nhiều DN kinh doanh BĐS nghĩ đến, và một trong những giải pháp đầu tiên là tái cơ cấu, chuyển hướng kinh doanh.

Mới đây, Chính phủ đã đưa ra nhiều ưu đãi cho lĩnh vực phát triển nhà xã hội (phân khúc bình dân). Nhiều doanh nghiệp đã có động thái chuyển “đống tồn kho” của mình sang phân khúc này. Liệu việc chuyển từ nhà ở cao cấp sang bình dân có đem đến một “màu hồng” cho DN BĐS hay không? Câu trả lời có lẽ còn nằm ở phía trước, tuy nhiên, điều này cũng cho thấy một niềm tin vào nhu cầu nhà ở còn rất lớn ở thị trường này.

Cao cấp thừa, bình dân thiếu

Theo lãnh đạo một số DN, việc chuyển dự án thương mại sang nhà ở xã hội là chủ trương đúng đắn để phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay, đồng thời đó cũng là hợp với định hướng của Nhà nước góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.

Theo thống kê, nghiên cứu của một số công ty tư vấn BĐS quốc tế thì hiện nay lượng căn hộ trung và cao cấp chiếm phần lớn thị phần (khoảng 80%), và đây cũng là loại căn hộ đang chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm hàng tồn kho BĐS.

Lượng căn hộ tồn kho BĐS hiện nay không có con số chính xác, tuy nhiên, theo thống kê gần đây của một số tổ chức con số này lên đến khoảng 50-70 nghìn căn hộ, nếu tính giá trị chung bình thì có cỡ khoảng trên 100.000 tỷ đang “chết” ở đây.

Chính vì thế, phân khúc căn hộ cao cấp không còn hấp dẫn, nhiều dự án đã chuyển sang làm nhà xã hội, vừa để đáp ứng nhu cầu thực vừa để hưởng được những ưu đãi từ Chính phủ.

 “Hạ cấp” để bán được hàng, giải phóng tồn kho

“Chạy đua” theo chính sách được nhiều ưu đãi đầu tư vào phân khúc nhà bình dân, các “đại gia” một thời đang rất tích cực để xin chuyển những dự án dang dở đã chót đi theo con đường “cao cấp”. Có thể điểm qua một vài ví dụ điển hình cho xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ.

Đơn cử như Sudico hiện cũng đang xin chuyển 6 block chung cư tại dự án Văn La Văn Khê sang làm nhà xã hội, tuy nhiên, việc triển khai đầu tư cũng phải chờ xin được điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đang xin chuyển toàn bộ khu chung cư cao cấp CT1 thuộc dự án Nam An Khánh sang nhà ở bình dân, điều chỉnh diện tích căn hộ, xây dựng giá vào khoảng 15 triệu đồng/m2, và khu chung cư CT8 thuộc Nam An Khánh hợp tác với một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng xây nhà ở thu nhập thấp.

Những tên tuổi lớn khác như HUD, Vinconex, Sông Đà,…cũng đã vào “cuộc chơi” với nhà xã hội. Vinaconex muốn lằm hẳn một khu đô thị nhà xã hội khoảng 18,5ha tại Hoài Đức, HUD3 cũng đang nghiên cứu làm nhà xã hội tại Tp.Bắc Ninh, dự án nhà xã hội tại khu đô thị Kiến Hưng, Sông Đà Urban xin chuyển khi Tổ hợp 143 Trần Phú, Hà Đông sang làm nhà xã hội, Vinaconex 2 cũng đang xin chuyển 1 tòa chung cư tại Golden Silk,…

Bên cạnh những thương hiệu lớn, nhiều DN khác cũng đã xin chuyển dự án của mình sang làm nhà xã hội như Công ty BĐS AZ Việt Nam chuyển chung cư AZ Thăng Long, Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội chuyển dự án Trung Văn mở rộng sang làm nhà xã hội,…

Hiện nay Hà Nội đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho 3 dự án chuyển từ nhà thương mại sang nhà xã hội, còn 12 dự án khác chủ đầu tư đã đăng ký xin chuyển đổi.

Tại Tp.HCM, xu hướng làm nhà xã hội vốn dĩ không được DN “mặn mà” cho lắm thì đến này nhiều đơn vị cũng phải vào cuộc giàng “miếng bánh” này. Trong đó, Hoàng Quân vừa công bố thông tin chuyển đổi 3 dự án sang làm nhà xã hội, đó là dự án HQC Plaza tại phường 7, quận 8, Tp.HCM (đã được Bộ Xây dựng đồng ý, gồm 1858 căn hộ diện tích từ 55m2, khởi công quý 3/2013), Dự án trong khu 30ha khu dân cư Bình Minh được đăng ký, Dự án 12ha tại Cần Thơ.

Bên cạnh đó, Công ty CP Đầu tư Tấn Hưng cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng xin chuyển dự án Hưng Điền New Town sang làm phát triển nhà xã hội,…

Để kích cầu thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài yếu tố giảm giá, cần phải có những giải pháp tạo thanh khoản cho lĩnh vực này. Theo quan điểm từ phía Bộ Xây dựng cần kích cầu thị trường BĐS bằng cách làm ấm dần từng phân khúc, và trong đó ưu tiên phát triển nhà xã hội, đây cũng là phần khúc được người dân quan tâm, nhu cầu cao.

Xem tiếp...

15 thg 4, 2013

Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Gỡ khó BĐS là nhiệm vụ cần thiết

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cần hệ thống các giải pháp, từ cơ chế chính sách, cấp vốn, cho người nước ngoài mua nhà…, và phải xem đó như là một “nhiệm vụ cần thiết”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định như vậy trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 14/4.

Theo Bộ trưởng Dũng, để nền kinh tế thị trường của Việt Nam phát triển thì cần phải phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đó có thị trường bất động sản. Các thị trường phát triển đồng bộ thông suốt và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển và do đó, người dân sẽ được lợi từ quá trình phát triển của nền kinh tế.

Đối với bất động sản, đây là ngành có liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề đặc biệt là liên quan thị trường tài chính, tiền tệ, các lĩnh vực sản xuất như vật liệu xây dựng, thép, nội thất.

Ngoài ra còn cung ứng hạ tầng cho các khu công nghiệp để tạo nền tảng cho một nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, thị trường bất động sản khó khăn sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác mà nó còn làm giảm thu nhập của người lao động, ảnh hưởng việc giải quyết lao động, việc làm, ông Dũng nhấn mạnh.

“Do đó, ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế và tất cả mọi người dân sẽ chịu thiệt thòi khi nền kinh tế thiếu tăng trưởng. Vì vậy, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là một nhiệm vụ cần thiết”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, hiện nay, nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu làm ấm dần thị trường bất động sản. Do đó, Chính phủ đang nỗ lực đề ra nhiều giải pháp - một hệ thống giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn chung cho sản xuất kinh doanh, trong đó có tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Nói về vai trò của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ thông qua để hỗ trợ thị trường, ông Dũng cho rằng, để gỡ khó cho bất động sản cần hệ thống giải pháp rất đồng bộ, trong đó có giải pháp tái cấu trúc sản phẩm bất động sản, có những giải pháp về các nguồn lực cho bất động sản, đặc biệt về vốn.

“Tuy nhiên, đất nước ta còn nghèo, giải pháp này nếu chúng ta chỉ dựa vào vốn thì rất khó khăn. Chính phủ đã đưa ra một gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để những người nghèo, những cán bộ công chức, viên chức, quân nhân chuyên nghiệp, lực lượng vũ trang, công nhân của khu công nghiệp, những người khó khăn, người lao động đô thị đang ở trong những ngôi nhà chật chội được vay để mua nhà hoặc vay để thuê nhà hoặc vay để thuê mua nhà ở”.

“Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tuy nhỏ nhưng rất quan trọng. Cùng với việc không thu tiền sử dụng đất đối với những dự án xây nhà ở xã hội thì đây sẽ là một gói kích cầu để tăng tiêu dùng, từ đó tăng sản xuất nói chung và tạo sự tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Dũng nói.

Bên cạnh đó, hiện Chính phủ đang tập trung để thực hiện chương trình 167 giai đoạn 2 với khoảng trên 500.000 hộ nghèo ở nông thôn được hỗ trợ cải thiện nhà ở. Chính phủ cũng có một gói hỗ trợ cho 70.000 người có công để cải thiện nhà ở. Cùng với đó Chính phủ cũng có gói hỗ trợ cho khoảng 60.000 hộ nghèo ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung để cải thiện nhà ở ở vùng thường xuyên xảy ra bão lụt.

Theo VNECONOMY

Xem tiếp...

8 thg 4, 2013

Thị trường bất động sản le lói tia hy vọng ?

Trong ba tháng qua, tất cả các phân khúc sản phẩm của thị trường bất động sản Tp.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Đó là nhận định chung từ báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản Tp.HCM quý 1/2013 do công ty CBRE Việt Nam thực hiện, công bố ngày 4/4.

Đến nay, giá văn phòng cho thuê tại Tp.HCM đã tăng 2,5% so với những tháng cuối năm 2012, đạt mức trung bình là 21,8 USD/m2/tháng. Với diễn biến này, theo nhận định của bà Dương Dung, quản lý cấp cao CBRE Việt Nam, văn phòng cho thuê đang dần thoát ra khỏi vùng đáy của thị trường.

Nay, các công ty có xu hướng chuyển ra các tòa nhà xa trung tâm, do có diện tích lớn hơn mà giá cả lại thấp hơn nhiều.

Hiện tại, ngân sách mà các công ty dành cho chi trả tiền thuê mặt bằng làm việc phổ biến từ 20-25 USD/m2/tháng. Người thuê văn phòng đang có nhiều lựa chọn ở phân khúc hạng B, đây là nguồn cung có thể đáp ứng diện tích mặt sàn với mọi mức độ rộng khác nhau.

Khách thuê văn phòng vẫn tiếp tục di chuyển từ các toà nhà giá cao sang các tòa nhà có mức giá thuê và dịch vụ hợp lý. Diện tích thuê mới trong 3 tháng qua được đánh giá là cao đạt 31.873 m2, trong khi quý 4/2012 chỉ đạt 17.133 m2.

Tuy nhiên, nguồn cầu vẫn là khách hàng hiện hữu có nhu cầu nâng cấp hoặc mở rộng, gom các văn phòng nhỏ lẻ quy về một mối, còn người đi thuê mặt bằng lần đầu rất ít. Dù diện tích thuê có tăng cao hơn nhưng phân khúc tòa nhà hạng B vẫn chịu áp lực về tỷ lệ mặt bằng để trống, do nguồn cung của các tòa nhà mới đưa vào hoạt động. Trong quý vừa qua, thị trường văn phòng đón 3 tòa nhà hạng B tham gia là Empress Tower: 26.049 m2, President Place, Pico Saigon Plaza: 11.400 m2.

Ngược lại, phân khúc hạng A tỷ lệ trống đã giảm. Hiện tại, giá thuê ở các tòa nhà văn phòng hạng sang tại Tp.HCM và Hà Nội đang tiến gần đến mức giá của các quốc gia lân cận, giá thuê trung bình ở mức 40 USD/m2/tháng.

Theo dự báo của CBRE Việt Nam, một số dự án chưa thể tham gia thị trường theo kế hoạch. Trong tương lai thị trường sẽ đón thêm khoảng gần 70.000 m2 với các dự án Saigon Airport Plaza (11.000 m2), Times Square (12.704 m2), Lim Tower (22.000 m2), Le Meridien (9.125 m2).

Không chỉ thị trường văn phòng mà ngay cả thị trường căn hộ bán tại Tp.HCM cũng ấm hơn. Trong ba tháng qua, 4 dự án đã đưa ra chào bán với tổng số 784 căn hộ, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó căn hộ cao cấp chiếm 70% và 30% là phân khúc bình dân. Điều này cho thấy, các chủ đầu tư đã phần nào lấy lại niềm tin vào thị trường nên mạnh dạn tung hàng ra chào bán.

Kết quả là, các giao dịch khá tốt nhờ giá cả cạnh tranh, như tìm hiểu dự án Happy Valley tọa lạc tại Phú Mỹ Hưng dù là phân khúc cao cấp nhưng đã bán được 80%/163 căn; ở phân khúc bình dân có dự án Metro Apartment (quận 2) đã bán được 85%, dự án Nhất Lan cũng tiêu thụ được 72%. Giá chào bán đã thực tế và cạnh tranh hơn, căn hộ cao cấp ở mức 1.300 USD/m2, còn căn hộ bình dân giá đang tiến về mức 600 USD/m2.

Đối với thị trường thứ cấp, giảm giá vẫn là hiện tượng phổ biến trên thị trường. So với quý trước, phân khúc hạng sang giá đã giảm 2,2%, cao cấp giảm 0,8%, trung cấp giảm 0,1%, riêng phân khúc bình dân dẫn ổn định cả về giá lẫn nhu cầu.

CBRE Việt Nam nhận định, thử thách trên thị trường căn hộ vẫn còn nhiều. Giá trên thị trường sơ cấp khó có thể giảm nữa, nhưng thay cho giảm giá, các chủ đầu tư áp dụng chính sách thanh toán linh hoạt, quà tặng và chiết khấu.

Đã có nhiều thay đổi trên thị trường căn hộ trong phương thức bàn giao, thay vì bán và giao nhà hoàn thiện, nay chuyển sang giao nhà thô để chủ đầu tư xoay vòng nhanh đồng vốn và người mua nhà có thể thiết kế căn hộ của mình hợp ý hơn. Tuy nhiên, tài chính vẫn là thách thức lớn của thị trường căn hộ.

Cơ hội trên thị trường vẫn chưa hé, nhưng niềm tin dường như đã ổn định phần nào. Theo tìm hiểu của CBRE Việt Nam, có những nhà đầu tư sẵn sàng mua ngay một lúc 4-5 căn hộ và thanh toán bằng tiền mặt một lần để được hưởng những chính sách ưu đãi. Các nhà đầu tư đang có xu hướng mua để làm mới danh mục đầu tư, và các chủ dự án cũng đã biết định vị dự án của mình trên thị trường, nên giá trị sản phẩm đảm bảo hơn.

Một số sàn bất động sản cũng đã tranh thủ tìm kiếm và mua lại những dự án dở dang để hoàn thiện, làm mới và phân phối.

Do áp lực cạnh tranh về nguồn cung mới, giá cho thuê của căn hộ dịch vụ hạng A đã giảm 1,2%, có 8/9 tòa nhà đồng loạt điều chỉnh giảm giá cho thuê, giá hiện tại đã giảm 16,8% so với mức giá cao nhất trước đây, giá trung bình ở mức trên 35 USD nhưng dưới 40 USD/m2/tháng. Giá của tòa nhà dịch vụ hạng B cũng giảm 4,5%.

72% nhu cầu thuê nhà đến từ người Nhật, Mỹ, Úc và Italia. So với căn hộ dịch vụ, nhà chung cư giá thuê rẻ hơn và rất linh hoạt, các điều kiện điều khoản cũng thoải mái hơn.

Tuy nhiên, nhìn về tương lai, căn hộ dịch vụ vẫn có cửa để phát triển. Thị trường đã đón nhận hai thương hiệu quốc tế tham gia thêm vào thị trường, Somerset mua 100 căn hộ của The Vista để kinh doanh, và Capri đầu tư tòa nhà 175 căn tại quận 7.

Cả chủ đầu tư và nhà đầu tư đang rất kỳ vọng khi lạm phát được kiềm chế, nền kinh tế phát triển trở lại, thì thị trường bất động sản sẽ khá hơn hiện nay.

Xem tiếp...

1 thg 4, 2013

Khủng hoảng BĐS, công trạng lớn thuộc về giới đầu cơ ?

Cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. 

Đó là một trong nhiều quan điểm của T.S Alan Phan khi phản hồi những “chất vấn” từ CLB bất động sản Hà Nội trong một bức thư dài 5 trang gửi Hiệp hội BĐS. 

Mở đầu bức thư, T.S Alan Phan trích dẫn một “thất bại” về đầu tư dự án bất động sản lớn ở Arizoma (Mỹ) của mình và các đối tác để trả lời các thành viên của Hiệp hội  BĐS. 

“Tôi cũng đã từng làm một nhà đầu tư dự án BĐS (real estate developer) ở tận xứ Mỹ xa xôi vào cuối thập niên 1970’s. Sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, tôi và các đối tác đã trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982. Do đó, tôi khá đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện tại của Quý Vị.” T.S Alan Phan nói.

Trên góc cạnh cốt lõi của vấn đề thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, Tiến sỹ cho rằng, khi người bán đáp ứng được nhu cầu người mua về sản phẩm và dịch vụ là giao dịch diễn ra. Do đó, câu hỏi cốt lõi là bất động sản có mức giá và chất lượng theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng chưa?
Trong khi phân khúc bình dân có nhu cầu rất cao, nhưng sản phẩm quá ít còn phân khúc cao cấp lại mất cân bằng và lượng tồn kho có thể phải mất 10 năm mới tiêu thụ hết. Tóm lại, khủng hoảng BĐS hiện nay là một tính toán sai lầm của nhà sản xuất BĐS về giá cả và loại hàng.

T.S Alan Phan cho rằng, hiện doanh nghiệp BĐS đang biện bạch giá BĐS quá cao là vì giá đất, chi phí nguyên vật liệu, tài chính, “bôi trơn”…nhưng điều đó chỉ chứng tỏ tính chất lằm ăn kém hiệu quả, yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giựt. 

Nhưng đôi khi, tình thế ngoại vi cũng có thể làm sai trật mọi tính toán. Ông dẫn chứng khi đầu tư ở Arizoma năm 1979, ông không ngờ lãi suất lên đến 16-18%/năm thay vì 8-9% như dự tính. Giá nhà vẫn hợp lý, nhưng phần lớn người Mỹ mua nhà bằng tín dụng, nên dự án phải phá sản.

Nói đến tình trạng bất động sản hiện nay, Tiến sỹ Alan Phan không quên nhắc đến “giới đầu cơ”. “Tất cả những suy thoái, trì trệ và việc kém hiệu quả trong các đầu tư để công nghiệp hóa hay gia tăng sản lượng nông, hải , sản…đều có thể truy nguồn đến những bong bóng tài chánh như BĐS, chứng khoán và ngân hàng. Khi dòng tiền tấp nập chảy về lãnh vực này để hưởng lợi nhuận dễ dàng và nhanh chóng, chúng ta đã hy sinh những đầu tư xã hội cần thiết và dài hạn như y tế, giáo dục, công nghệ cao, nông nghiệp…” Tiến sỹ nói

Hệ quả của “bong bong” bất động sản tại Việt Nam đã hiện hữu, tuy nhiên, giải pháp làm sao đang là bài toán khó. Theo Tiến sỹ, nhiều người cho rằng dùng cái gói cứu trợ ngân hàng và đề nghị NHNN áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, T.S Alan Phan cũng lưu ý, Chính phủ Mỹ cho các ngân hàng vay vốn với lãi suất cực rẻ nhưng không “cứu” DN, và sau khi gây lại vốn sở hữu bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, hầu hết các ngân hàng đã trả tiền lại cho Chính phủ. 

Theo Tiến sỹ, giải pháp này không thể thực hiện ở Việt Nam vì các ngân hàng thương mại Việt không đủ uy tín, thương hiệu, tầm cỡ, tính minh bạch hay khả năng quản trị để tiếp cận nguồn vốn nội hay ngoại (vẫn rất dồi dào). 

Vốn trong dân tại Việt Nam được các nhà chuyên gia nước ngoài ước tính vào khoảng 60 tỷ USD; và vốn từ Việt kiều và các nhà đầu tư ngoại có thể lên thêm khoảng 20 tỷ USD. Tuy nhiên, dù với con số nào, số tiền này cũng thừa đủ để giải quyết mọi hàng BĐS tồn kho.

Theo Tiến sỹ, dự đoán Chính phủ rồi cũng sẽ tung nhiều gói cứu trợ BĐS. Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. 

Nhưng trong sâu thẳm, ông vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình…để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn. 

“Riêng đối với những vị đã mất mát tài sản vì sai phạm đầu tư, tôi xin chia sẻ nơi đây câu thơ của tiền nhân mà tôi tự an ủi mình sau khi ký giấy trao lại cho ngân hàng toàn bộ dự án Arizona và ra đi với bàn tay trắng,” Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu…Gặp thời thế thế thì phải thế”. Dù sao, chỉ 3 năm sau đó, tôi lại kiếm được nhiều tiền hơn trong một mô hình kinh doanh khác.” T.S Alan Phan nói.

Xem tiếp...