12 thg 3, 2011

Phá đường dây giả giấy tờ, lừa bán đất dự án tại Hà Nội

Ngày 10.3, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an cho biết, vừa khám phá một tổ chức lừa đảo bán đất dự án chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.

Giám đốc, Phó Giám đốc Cty cổ phần đầu tư phát triển Đài Việt đã bị tạm giữ để điều tra hành vi lừa đảo bán đất dự án Indochina Dương Nội (Hà Đông - Hà Nội).

Mua qua sàn giao dịch bất động sản vẫn bị lừa

Sáng 3.3, anh Nguyễn Hữu Dũng - trú tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội - rủ bạn là anh Đặng Minh Tân - trú tại P201 C5 Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội - tìm đến Sàn giao dịch BĐS Galaxy trên đường Lê Văn Lương kéo dài, quận Hà Đông, Hà Nội. Tại đây 2 anh gặp chị Lê Diệu Thúy là nhân viên sàn giao dịch. Qua trao đổi, anh Dũng được chị Thúy cho biết, có dự án khu biệt thự liền kề Indochina Dương Nội, Hà Đông giá cả hợp lý và gợi ý nếu anh Dũng có nhu cầu mua thì sẽ để lại 1 lô để bán cho anh Dũng. Theo lời chị Thúy, giá nộp cho chủ đầu tư theo hợp đồng là 32 triệu đồng/m2, nhưng người mua phải trả tiền chênh lệch là 12,5 triệu đồng/m2, tổng cộng người mua phải trả với giá 44,5 triệu đồng/m2, nộp tiền làm nhiều đợt...

Khoảng 13h30 cùng ngày, anh Dũng và anh Tân quay lại Sàn giao dịch BĐS Galaxy. Theo hướng dẫn của chị Thúy, anh Dũng đã nộp số tiền 50 triệu đồng đặt cọc mua lô đất ký hiệu S02-L31 khu B Dương Nội, có diện tích 170m2. Chị Thúy lấy một tờ giấy khổ A4 tiêu đề “giấy đặt cọc” in sẵn điền nội dung đã nhận 50 triệu đồng tiền đặt cọc của anh Dũng và ký tên (tờ giấy không có con dấu) đưa cho anh Dũng kèm theo 1 sơ đồ đất khổ giấy Ao khu B Dương Nội và 1 hợp đồng góp vốn (photocopy) nội dung cá nhân đồng ý góp vốn vào Cty cổ phần đầu tư phát triển Đài Việt để mua đất ở tại Dự án khu biệt thự liền kề Indochina Dương Nội, Hà Đông.

Sau khi nộp tiền đặt cọc theo nội dung các giấy được giao, anh Dũng trao đổi với một người bạn đang công tác tại Tập đoàn Nam Cường thì mới tá hoả khi được thông báo dự án, lô đất trên là của Tập đoàn Nam Cường. Hiện tập đoàn chưa có phương án bán các lô đất tại khu vực này.

Làm giả con dấu của UBND thành phố để lừa

Biết bị lừa, anh Dũng đã làm đơn tố cáo gửi Cơ quan CSĐT - Bộ Công an. Trên cơ sở xác minh và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, ngày 7.3, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an bắt quả tang Tạ Tất Toàn - sinh năm 1975, trú tại số 24/42, ngõ Chùa Hưng Ký, đường Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty cổ phần đầu tư phát triển Đài Việt (Cty Đài Việt) cùng đồng bọn đang sử dụng tài liệu giả, ký hợp đồng bán 1 lô đất tại dự án Dương Nội, quận Hà Đông, TP.Hà Nội cho anh Nguyễn Hữu Dũng để chiếm đoạt của anh Dũng 1.156.000.000 đồng (một tỉ một trăm năm mươi sáu triệu đồng) tại Cty Đài Việt, số B20, lô 19, khu đô thị Định Công, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

Tại hiện trường, cơ quan điều tra đã thu giữ 2 xe ôtô, 1 xe máy, tiền, các phiếu thu tiền và một số tài liệu nghi là giả. Các đối tượng Tạ Tất Toàn, La Quốc Đạt và Nguyễn Hoàng Hải khai nhận: Tạ Tất Toàn đã làm giả các tài liệu (văn bản đồng ý của UBND TP.Hà Nội giao cho Cty Indochina làm chủ đầu tư dự án Dương Nội, giấy uỷ quyền huy động vốn của Cty Indochina cho Cty Đài Việt, bản đồ thửa đất...), làm giả con dấu của UBND TP.Hà Nội, Cty Indochina và chỉ đạo Nguyễn Hoàng Hải - giám đốc; La Quốc Đạt - Phó giám đốc Cty Đài Việt sử dụng để lừa dối khách hàng có nhu cầu mua đất dự án Dương Nội trong quá trình giao dịch ký hợp đồng bán đất, nhằm chiếm đoạt tiền của một số khách hàng với số tiền hơn 4 tỉ đồng (trong đó có anh Nguyễn Hữu Dũng bị chiếm đoạt số tiền 1.156.000.000 đồng).

Hiện Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã ra quyết định tạm giữ hình sự 3 đối tượng nêu trên để tiếp tục điều tra, xử lý theo pháp luật.

Theo LĐ

Xem tiếp...

11 thg 3, 2011

Khoảng 50 nghìn tỷ đồng cho vay hoạt động mua đi bán lại bất động sản

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2010 khoảng 224 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay vào việc mua đi bán lại bất động sản khoảng 50 nghìn tỷ đồng.


Tăng trưởng tín dụng bất động sản năm 2010 được đánh giá là ổn định. Tăng trưởng tín dụng của bất động sản xấp xỉ bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng của tất cả các ngành, không tăng chậm hơn và cũng không tăng nhanh hơn so với các lĩnh vực khác

Cụ thể, tổng dư nợ cho vay bất động sản năm 2010 khoảng 224 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với cuối năm trước.

Trong đó, cho vay vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho vay vào các khu đô thị, các dự án văn phòng cao ốc, trung tâm thương mại, sửa chữa nhà,…
Đối với lĩnh vực cho vay vào kinh doanh bất động sản (theo nghĩa như là mua đi bán lại,…) đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 22% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, đặc biệt là tại thị trường Tp.HCM, dư nợ cho vay trong bất động sản chiếm đến 47% tổng dư nợ, Hà Nội là 16%,...còn lại là các tỉnh thành phố khác. Người dân Tp.HCM dùng tiền ngân hàng đi mua bất động sản rất là nhiều, do đó, khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao là thị trường gặp khó khăn ngay.
Căn hộ tại Tp.HCM hiện nay gần như bão hòa, giao dịch dường như rất hạn chế, có những loại căn hộ thương mại giá chỉ bằng nhà thu nhập thấp tại Hà Nội từ 11-12 triệu đồng/m2, mà còn không bán được.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng vẫn được ngân hàng quan tâm, trong lĩnh vực bất động sản thì đây là lĩnh vực có hiệu quã và đảm bảo được khả năng trả nợ. Lĩnh vực này vẫn chiếm được lòng tin của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, ngân hàng sẵn sàng mở hầu bao cho vay đối với lĩnh vực này, đối với những dự án có hiệu quả cao.

Năm 2011, chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phu sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Tăng trưởng tín dụng 2011 dưới 20% và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.

Theo Thứ trưởng, hiện nay chúng ta quan niệm xếp bất động sản vào lĩnh vực phi sản xuất là chưa hoàn toàn chính xác. Bởi vì, nếu xét về lĩnh vực tạo lập bất động thì đương nhiên lại là ngành sản xuất, bởi bất động sản cũng là một hàng hóa. Chúng ta phải sử dụng rất nhiều vật liệu xây dựng để xây nên một căn nhà, sử dụng nhiều lao động (để xây dựng 1m2 nhà cần đến 17-20 nhân công lao động), sử dụng ngành giao thông vận tải,…do đó việc tạo lập bất động sản lại là ngành sản xuất lôi kéo các ngành nghề khác phát triển theo. Còn đối với lĩnh vực dịch vụ bất động sản thì đây mới là lĩnh vực phi sản xuất. Do đó, việc xếp toàn bộ bất động sản vào lĩnh vực phi sản xuất là chưa chính xác, cần phải xem xét lại.
Theo cafef

Xem tiếp...

Khoảng 50 nghìn tỷ đồng: Cho vay mua đi bán lại bất động sản

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2010 khoảng 224 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay vào việc mua đi bán lại bất động sản khoảng 50 nghìn tỷ đồng.

Tăng trưởng tín dụng bất động sản năm 2010 được đánh giá là ổn định. Tăng trưởng tín dụng của bất động sản xấp xỉ bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng của tất cả các ngành, không tăng chậm hơn và cũng không tăng nhanh hơn so với các lĩnh vực khác

Cụ thể, tổng dư nợ cho vay bất động sản năm 2010 khoảng 224 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với cuối năm trước.

Trong đó, cho vay vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho vay vào các khu đô thị, các dự án văn phòng cao ốc, trung tâm thương mại, sửa chữa nhà,…
Đối với lĩnh vực cho vay vào kinh doanh bất động sản (theo nghĩa như là mua đi bán lại,…) đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 22% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, đặc biệt là tại thị trường Tp.HCM, dư nợ cho vay trong bất động sản chiếm đến 47% tổng dư nợ, Hà Nội là 16%,...còn lại là các tỉnh thành phố khác. Người dân Tp.HCM dùng tiền ngân hàng đi mua bất động sản rất là nhiều, do đó, khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao là thị trường gặp khó khăn ngay.
Căn hộ tại Tp.HCM hiện nay gần như bão hòa, giao dịch dường như rất hạn chế, có những loại căn hộ thương mại giá chỉ bằng nhà thu nhập thấp tại Hà Nội từ 11-12 triệu đồng/m2, mà còn không bán được.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng vẫn được ngân hàng quan tâm, trong lĩnh vực bất động sản thì đây là lĩnh vực có hiệu quã và đảm bảo được khả năng trả nợ. Lĩnh vực này vẫn chiếm được lòng tin của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, ngân hàng sẵn sàng mở hầu bao cho vay đối với lĩnh vực này, đối với những dự án có hiệu quả cao.

Năm 2011, chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phu sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Tăng trưởng tín dụng 2011 dưới 20% và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.

Theo Thứ trưởng, hiện nay chúng ta quan niệm xếp bất động sản vào lĩnh vực phi sản xuất là chưa hoàn toàn chính xác. Bởi vì, nếu xét về lĩnh vực tạo lập bất động thì đương nhiên lại là ngành sản xuất, bởi bất động sản cũng là một hàng hóa. Chúng ta phải sử dụng rất nhiều vật liệu xây dựng để xây nên một căn nhà, sử dụng nhiều lao động (để xây dựng 1m2 nhà cần đến 17-20 nhân công lao động), sử dụng ngành giao thông vận tải,…do đó việc tạo lập bất động sản lại là ngành sản xuất lôi kéo các ngành nghề khác phát triển theo. Còn đối với lĩnh vực dịch vụ bất động sản thì đây mới là lĩnh vực phi sản xuất. Do đó, việc xếp toàn bộ bất động sản vào lĩnh vực phi sản xuất là chưa chính xác, cần phải xem xét lại.
Xem tiếp...

10 thg 3, 2011

Thị trường khách sạn khởi sắc

Thị trường khách sạn Việt Nam nhộn nhịp hẳn lên với nhiều dự án xây dựng đang được triển khai.

Quận 1 (TP.HCM) đang tấp nập như một đại công trường với khoảng 30 dự án đang được triển khai. Trong đó, 2 loại hình bất động sản chiếm số lượng nhiều nhất là văn phòng và khách sạn.

Tuy nhiên, trong khi tiến độ xây dựng dự án văn phòng dường như rất chậm thì những công trình khách sạn 5 sao lại đang hối hả như các dự án Pullman Saigon Centre, Novotel Saigon Centre, Le Meridien.

Khách du lịch và thương nhân trở lại

Trong báo cáo phân tích và dự đoán về thị trường bất động sản năm 2011, Công ty Tư vấn Bất động sản CBRE Việt Nam cho rằng, thị trường khách sạn Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong năm nay.

Trong khi đó, ông David Blackhall, Phó Giám đốc Điều hành khối Bất động sản của VinaCapital (tập đoàn đang đầu tư vào một loạt khách sạn lớn như Sofitel Metropole Hà Nội, Movenpick Hà Nội, Movenpick Sài Gòn, Mercure La Gare Hà Nội và Sheraton Nha Trang), nhận định sẽ còn khá lâu thị trường khách sạn mới có thể trở lại thời hoàng kim như năm 2006-2007, cả về tỉ lệ lấp đầy lẫn giá phòng.

Tuy nhiên, “chúng tôi vẫn rất hào hứng với lĩnh vực này. Doanh thu hoạt động trong lĩnh vực khách sạn của chúng tôi đã tăng 35% kể từ năm 2009. Tôi cho rằng, thị trường khách sạn sẽ hồi phục và phát triển trong năm 2011”, ông Blackhall nói.

Có 2 lý do chính để ông Blackhall đưa ra dự báo khả quan này. Thứ nhất, Việt Nam đang được xem là điểm đến an toàn và không đắt đỏ của khách du lịch. Cuối năm 2010, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới đã đánh giá Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 về tốc độ phát triển du lịch dài hạn. Bên cạnh đó, sự suy yếu của tiền đồng, cộng thêm các chuyến bay thẳng tới TP.HCM từ Myanmar, Paris, Bắc Kinh được mở, sẽ thu hút thêm khách du lịch nước ngoài.

Một lý do khác là sự quay trở lại của khách công vụ quốc tế và các thương nhân. “Nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục trở lại, sức hấp dẫn đầu tư tại Việt Nam đang tiếp tục tăng. Vì vậy, sẽ có ngày càng nhiều chuyến du lịch kết hợp công tác của các thương gia”, ông Blackhall nói.

Doanh nghiệp tăng đầu tư

Sự khởi sắc của thị trường khách sạn có thể thấy rõ qua kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thời gian qua.

Ngày 12.1 vừa qua, khách sạn 4 sao StarCity Saigon (quận Phú Nhuận, TP.HCM) của Công ty Cổ phần Khách sạn Dịch vụ Đại Dương (OCH) đã chính thức mở cửa đón khách.

Ngoài StarCity Saigon, theo đại diện OCH, một số khách sạn khác như Khu Nghỉ dưỡng Novotel StarCity Hoi An (Quảng Nam), StarCity Halong Hotel (Quảng Ninh) sẽ lần lượt được khai trương trong năm 2011. Các khách sạn khác như StarCity Westlake Hanoi, StarCity Nha Trang và StarCity Airport Hotel sẽ được hoàn thiện vào năm 2012.

Trước đó, tập đoàn quản lý khách sạn của Pháp Accor cũng công bố hợp tác với Tập đoàn Bến Thành để phát triển ít nhất 8 khách sạn 3 sao mang thương hiệu Ibis tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Bình Dương trong thời gian tới.

Theo dự báo của CBRE Việt Nam, năm 2011, thị trường Hà Nội sẽ đón nhận thêm gần 1.200 phòng khách sạn từ 5 khách sạn mới. Trong khi đó, theo Savills Việt Nam, tại thị trường TP.HCM, dự kiến có khoảng 750 phòng khách sạn 5 sao, 820 phòng 4 sao và 508 phòng 3 sao sẽ dần đi vào hoạt động trong giai đoạn 2011-2012. Phần lớn các dự án này đều đang được xây dựng. Và gần 83% của tổng nguồn cung tương lai tọa lạc tại quận 1.


Xem tiếp...

Mặt bằng bán lẻ Hà Nội - nguồn cung sẽ tăng rất mạnh trong 3 năm tới

Hiện tại, thị trường BĐS bán lẻ có nhiều lợi thế, tuy nhiên chỉ ngay trong năm nay nguồn cung sẽ tăng gấp đôi năm ngoái.

Hiện tại nguồn cung ít, giá thuê cao
Trong những năm gần đây, nguồn cung mặt bằng cho thuê bán lẻ luôn ở tình trạng khan hiếm, đặc biệt là ở khu vực trung tâm nội thành, công suất cho thuê ở các trung tâm mua sắm luôn ở mức cao (gần như 100%). Theo thống kê sơ bộ từ Công ty tư vấn CBRE, hiện Hà Nội có khoảng 118.000m2 sàn cho thuê tăng khoảng 15% so với năm 2009. Trong vòng 5 năm qua,  nguồn cung sàn mặt bằng bán lẻ tăng gấp hai lần so với hiện tại, tuy nhiên, lượng cung tăng cũng chỉ khoảng 50.000m2 sàn.
Tốc động tăng trưởng bán lẻ năm 2010 tại Hà Nội khoảng trên 30%, GDP trên đầu người tại Hà Nội vào khoảng 1.950 USD, Hà Nội được xem là một trong những thành phố lớn có nhu cầu mua sắm rất cao. Trong khi đó, lượng cung mặt bằng cho lĩnh vực này lại hạn chế trong một vài năm gần đây
Do đó, cũng giống như thị trường văn phòng cho thuê vào những năm trước, mặt bằng bán lẻ luôn có mức giá thuê rất cao, đặc biệt là các dự án ở khu trung tâm, mức giá thuê ở một số trung tâm lên đến hàng trăm USD/m2/tháng. Theo báo cáo thị trường vào cuối năm 2010 của một số đơn vị tư vấn, mặt bằng bán lẻ quanh hồ Hoàn Kiếm có nơi đã tăng lên 180 USD/m2/tháng.
Ở thời điểm hiện tại thị trường bán lẻ đang có nhiều lợi thế, và cũng như có nhiều tiềm năng. Theo ông Phạm Mạnh Cường, Tổng giám đốc Savico Hà Nội, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về bán lẻ rất nhanh trên 30% hàng năm, và thói quen mua sắm ở các trung tâm  thương mại cũng thay đối khá nhanh. Savico đã quan tâm vào thị trường này từ năm 2007, vì thế dự án Savico Mega Mall ra đời vào thời điểm hiện tại cũng là một cơ hội tốt.
Nguồn cung sẽ tăng mạnh từ 2011 - 2013
Với nhu cầu ngày càng tăng và sự phát triển các khu đô thị mới, các TTTM có quy mô lớn sẽ trở thành mô hình bán lẻ phổ biến
 Ông . Phạm Mạnh Cường, Tổng giám đốc Savico Hà Nội: Việt Nam có nhiều tiềm năng về bán lẻ vì có tốc độ tăng trưởng cao. Nhiều chủ đầu tư đang quan tâm và nhảy vào thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, một vài năm tới nguồn cung cho thị trường sẽ rất dồi dào, do đó, cũng như văn phòng cho thuê, giá thuê sẽ không còn được như hiện tại hàng 100 USD/m2/tháng
trong tương lai. Do đó, hiện Hà Nội đang có nhiều dự án lớn đang và sẽ triển khai trong vài năm tới như Royal City (230.000m2), Keangnam (62.786m2), Ciputra Shoping Mall (120.000m2), U-Silk City (146.896m2),…Ngoài Keangnam thì những dự án còn lại đều dự kiến hoàn thành vào giai đoạn 2013 – 2014.
Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội trung bình khoảng hơn 30%, tương đương khoảng gần 20.000m2 sàn/năm. Hiện tại tổng diện tích sàn theo thống kê của CBRE là khoảng 118.480m2 đạt được vào năm 2010, so với 2009 tăng 15%.
Tuy nhiên, sang năm 2011 nguồn cung sẽ tăng rất mạnh khi có có hai dự án lớn hoàn thành là Savico Mega Mall khoảng 45.000m2 sàn cho thuê, Keangnam có tổng diện tích sàn khoảng 62.000m2 và dự án Pico Mall tại 229 Tây Sơn dự kiến hoạt động vào tháng 4 năm 2011 với tổng diện tích sàn bán lẻ là 30.000m2 sàn.


Theo ước tính, năm 2011 tổng diện tích sàn bán lẻ tại Hà Nội tăng thêm khoảng 228.000m2 so với 2010, đến năm 2012 dự kiến khoảng 328.000m2, đến năm 2013 thì xu hướng cung mặt bằng bán lẻ có xu hướng giảm và đạt khoảng 220.000m2. Như vậy, có thể thấy trong 3 năm tiếp theo nguồn cung mặt bằng bán lẻ sẽ tăng rất mạnh, tính riêng năm 2011 nguồn cung đã tăng gấp hai lần so với tổng cung năm 2010.
Ông Phạm Mạnh Cường  cho biết, các nhà đầu tư sẽ ngày càng tham gia nhiều hơn đến dự án trung tâm thươn g mại, do đó một vài năm nữa nguồn cung về mặt bằng bán lẻ sẽ rất nhiều. Về xu hướng giá, như chúng ta đã biết, thời điểm những năm gần đây do cung ít, cầu nhiều cũng như văn phòng cho thuê giá cho thuê mặt bằng bán lẻ rất cao lên đến hàng 100 USD/m2/tháng, tuy nhiên, xu hướng một vài năm tới khi cung nhiều lên chắc chắn sẽ không còn giá này nữa.
Giá thuê sẽ chịu nhiều sức ép
Ông Richard Reech - Giám đốc CBRE Việt Nam: Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội hiện nay ở khu trung tâm rất cao, trong thời gian tới giá thuê sẽ phải chịu nhiều áp lục khi có hàng loạt các dự án lớn ra đời.
Giá thuê về mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội có sự khác nhau rất rõ ở hai khu vực. Khu vực trung tâm nội thành, do có lợi thế về vị trí, nguồn cung khan hiếm do không có quỹ đất xây dựng những dự án mới có quy mô lớn. Do đó, giá thuê đang ở mức rất cao, những trung tâm thương mại ở trung tâm như Tràng Tiền, Chợ Hàng Da, Vincom,…giá thuê có thể lên tới hơn 100 USD/m2/tháng.
Theo báo cáo mới nhất từ CBRE thì giá thuê trung bình tại Hà Nội vào khoảng 45,58 USD/m2/tháng, không thuộc khu trung tâm khoảng 36,6 USD/m2/ tháng, mức giá thuê này giảm khoảng 3,8% so với thời điểm quý 4/2010.
Hiện tại trung tâm thương mại Grand Plaza cũng đang phải thực hiện chiến dịch giảm giá thuê tới 18% để thu hút khách thuê. Một số dự án sẽ mở cửa trong thời gian tới như Chợ Hàng Da vào tháng 8/2011, Pico Mall vào tháng 4/2011 (đã có 70% diện tích được đăng ký thuê), Savico Mega Mall vào tháng 11/2011 (đã có 46% diện tích được thuê),…Các trung tâm khác cũng đã cải tạo và nâng cấp như Vincom, sắp tới là Tràng Tiền…
Tại buổi họp báo công bố dự án Savico Mega Mall ngày 9/3/2011, ông Richard Reech – Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội hiện nay ở khu trung tâm rất cao, trong thời gian tới giá thuê sẽ phải chịu nhiều áp lục khi có hàng loạt các dự án lớn ra đời.
Theo cafef

Xem tiếp...

9 thg 3, 2011

Đầu tư bất động sản: Thắt tín dụng cũng mang đến cơ hội ?

Việc thắt chặt tín dụng chắc chắn sẽ khiến thị trường bất động sản gặp khó khăn, nhưng cũng sẽ mang đến cơ hội.


Quan điểm được Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Hà, đưa ra khi đánh giá về sự tác động của chủ trương thắt chặt đầu tư, giảm tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có bất động sản.



Việc Nhà nước thắt chặt tín dụng đang gây lo lắng cho nhiều nhà đầu tư bất động sản.


Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Mạnh Hà nói:

- Thị trường bất động sản xưa nay vẫn dựa nhiều vào vốn, đặc biệt là vốn tín dụng từ các ngân hàng. Chính vì vậy, việc Chính phủ ra nghị quyết về cắt giảm đầu tư, thắt chặt tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực nhằm kiềm chế lạm phát chắc chắn sẽ khiến cho thị trường bất động sản gặp khó khăn về vốn.

Tuy nhiên, xưa nay, trong kinh doanh bao giờ cũng có lúc thuận lợi, lúc khó khăn, cho nên đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và cả khách hàng, thường họ vẫn phải tự tìm ra những lối thoát, tìm cách thích ứng với nó.

Tôi hy vọng, với những cố gắng của doanh nghiệp cùng với cơ chế hỗ trợ chính sách của nhà nước, thị trường bất động sản trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm.

Nhưng thị trường bất động sản vốn đã trầm lắng và gặp khó trong năm 2010 vừa qua, nay lại vướng vào chủ trương thắt chặt của Chính phủ...

Như tôi đã nói, thị trường sẽ rất khó khăn nếu chủ trương thắt chặt tín dụng được thực hiện. Tuy nhiên, trong khó khăn, các doanh nghiệp sẽ phải có sự điều chỉnh phù hợp, và người dân nhờ đó cũng sẽ có cơ hội để lựa chọn. Thị trường sẽ có cơ chế tự điều chỉnh, chứ không nhất nhất là nếu thắt chặt tín dụng thì thị trường nhà ở sẽ không còn giao dịch nữa.

Theo tôi, thị trường sẽ vẫn có giao dịch, và thậm chí có những phân khúc giao dịch sẽ mạnh hơn.

Tức là theo ông, việc thắt chặt tín dụng trong năm nay vẫn mở ra cơ hội cho thị trường và doanh nghiệp bất động sản?

Trong khó khăn sẽ có những cơ hội, bởi vì, thứ nhất là nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải bán sản phẩm của mình để thu hồi vốn, và người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn với sản phẩm mà mình mong muốn.

Bên cạnh đó, khi tiếp cận vốn khó khăn hơn, thì chủ đầu tư buộc phải tiết kiệm chi phí, áp dụng công nghệ cao... để có thể hoàn thành dự án với một nguồn vốn nhất định. Hơn nữa, việc thắt chặt vốn cũng đồng nghĩa với việc thanh lọc thị trường sẽ tốt hơn, những doanh nghiệp nào có năng lực, tiềm lực tài chính thực sự sẽ trụ vững.

Ngược lại, những doanh nghiệp nào làm ăn không nghiêm túc, theo kiểu “tay không bắt giặc” thì sẽ bị đào thải, qua đó góp phần làm cho thị trường ngày một minh bạch và ổn định hơn.

Thị trường bất động sản thường có độ trễ nhất định, không phải thị trường gặp khó thì nhà ở sẽ khó khăn ngay, nó không như các ngành khác. Thị trường bất động sản thường chịu tác động sau từ 2-3 năm.

Chu trình của một dự án từ khi chuẩn bị đến lúc đầu tư hoàn thiện dự án phải mất 3-4 năm, có những dự án lớn phải mất 10 năm, vì vậy chính sách tác động sẽ không ảnh hưởng đến thị trường ngay lập tức, mà sẽ là một quá trình từ từ, có khi là nhiều năm sau đó.

Thống kê cho thấy, dư nợ cho vay bất động sản tại Tp.HCM chiếm đến 60%, trong khi tại Hà Nội chỉ hơn 10%. Với chủ trương thắt chắt tín dụng trong năm nay, liệu có sự phân hóa rõ rệt giữa hai thị trường này?

Tất nhiên là sẽ có ít nhiều sự khác biệt, bởi thị trường bất động sản Tp.HCM luôn lớn hơn Hà Nội cả về quy mô và giao dịch. Hơn nữa nguồn vốn vay của thị trường Tp.HCM dành cho bất động sản chiếm nhiều hơn so với ở Hà Nội.

Trong khi đó, nguồn vốn tạo lập nhà ở của thị trường Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung chủ yếu từ tiết kiệm, người dân phần lớn cũng chỉ vay để xây nhà chứ không phải đi mua nhà. Bởi vậy, tỷ trọng vốn vay dành cho bất động sản giữa hai miền cũng sẽ có sự khác biệt.

Tôi cho rằng, thị trường Hà Nội chưa bị ảnh hưởng nhiều lắm bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, nghĩa là khả năng mua nhà của người dân Thủ đô vẫn còn.

Với chủ trương cắt giảm đầu tư, sắp tới sẽ có những dự án bất động sản lớn nào bị tạm dừng, hoãn không, thưa ông?

Trong nghị quyết thì Chính phủ chỉ nói là cắt giảm tín dụng đối với chứng khoán, bất động sản, chứ không nói cụ thể là dự án nào hoãn, dừng, dự án nào được tiếp tục.

Còn với các dự án của các tập đoàn, tổng công ty thì Chính phủ chỉ đạo không khởi công mới, trong đó có cả dự án bất động sản. Tuy nhiên, tôi cho rằng, khi rà soát cũng phải tính xem dự án đó có hiệu quả không, phục vụ mục tiêu nào của xã hội.

Chúng ta chỉ không nên cho vay đối với các dự án cao cấp, còn dự án nhà giá trung bình, giá rẻ phục vụ đông đảo người lao động thì vẫn nên hỗ trợ.

Theo vneconomy

Xem tiếp...

8 thg 3, 2011

Đặt mục tiêu tới năm 2020 diện tích nhà ở cho mỗi người là 25m2

Mục tiêu phấn đấu là đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt 30m2 sàn/người.

Ngày 8/3, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-Habitat) tổ chức hội thảo Chiến lược phát triển nhà quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.


Mục tiêu của chiến lược là đến năm 2020 đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và từng cá nhân, hộ gia đình; nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người cả nước đạt 25m2 sàn/người, tối thiểu đạt 8m2 sàn/người.

Đến năm 2030, khoảng cách về chất lượng nhà ở tại khu vực nông thôn với khu vực thành thị được thu hẹp, hướng tới chất lượng xây dựng và tiện nghi nhà ở tại khu vực nông thôn tương đương với khu vực đô thị.

Mục tiêu phấn đấu là đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt 30m2 sàn/người.

Ông Nguyễn Quang, Giám đốc Chương trình UN-Habitat tại Việt Nam cho rằng việc cải thiện hệ thống cung cấp nhà ở, đưa ra các giải pháp nhà ở đa dạng và tạo ra các cơ hội để cải thiện nhà ở theo quy mô là rất cần thiết, từ đó ngăn chặn những dự án phát triển đất đai không chính thức cũng như quá trình hình thành nhà ở không chính thức.

Các thuyết trình tại hội thảo tập trung vào các chủ đề: Cách tiếp cận đối với chính sách và chiến lược nhà ở thu nhập thấp và phương pháp/quy trình xây dựng Chiến lược quốc gia về nhà ở; kinh nghiệm xây dựng chiến lược nhà ở quốc gia tại các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương; báo cáo của tư vấn UN-Habitat về hồ sơ nhà ở Việt Nam...

Các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến về thị trường nhà ở và tài chính nhà ở, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị cho nhà ở; thực trạng vấn đề nhà ở tại Việt Nam, các vấn đề về chính sách và khung pháp lý, thể chế, năng lực..., từ đó đưa ra kiến nghị chung về chính sách nhà ở, về thể chế, khung pháp lý đối với lĩnh vực này.


Hội thảo đã cho thấy sự cần thiết phải có một chiến lược nhà ở và thời gian thực hiện với những mối quan hệ chặt chẽ, có sự liên kết giữa các bộ, ngành trong lĩnh vực này./.

Theo vietnam+

Xem tiếp...

7 thg 3, 2011

Tiến độ một số dự án BĐS đáng chú ý trên địa bàn Hà Nội tháng 3/2011

Gần đây, một số dự án khu đô thị trên địa bàn Hà Nội được nhiều nhà đầu tư chú ý khi giá đất nền có chiều hướng tăng ảo, đặc biệt là những dự án khu vực ven đô

Trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là khu vực vùng ven nội thành đang có rất nhiều dự án khu đô thị mới đang được triển khai xây dựng, có những dự án đang trong quá trình hoàn thiện, cũng có những dự án mới đang được xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Sau Tết Nguyên đán, giá đất nền tại một số khu vực lại có dấu hiệu tăng giá cục bộ, tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong giới địa ốc cho rằng sự tăng giá này là tăng ảo, do một số nhà đầu tư “làm giá” nhằm thu hút thị trường trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, tín dụng thắt chặt,…
Để tiện theo dõi về tiến độ thi công tại một số dự án khu đô thị nằm ven nội đô, CafeF xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh mới nhất về một số dự án đáng chú ý trong thời gian gần đây, những dự án đang trong giai đoạn thi công hoặc sắp hoàn thiện.
Chùm ảnh này được thực hiện tính đến ngày 6/3/2011.


Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch đang thi công đường trục chính từ Quốc lộ 32 vào khu đô thị, và san lấp mặt bằng ( ảnh chụp tháng 3/2011)
Biệt thự Splendora đang được xây dựng (tháng 3/2011)
Khu đô thị Đô Nghĩa cơ bản hoàn thiện hạ tầng (tháng 3/2011)
Khu đô thị mới Dương Nội đang xây dựng hạ tầng và xây thô biệt thự (tháng 3 năm 2011)
Khu đô thị Mễ Trì thượng đã cơ bản hoàn thành
Khu đô thị mới Văn Khê đang trong giai đoạn hoàn thiện (tháng 3/2011)
Khu đô thị mới Nam Trung Yên cơ bản đã hoàn thiện tháng 3/2011
Làng Việt kiều Châu Âu cũng đã và đang chuẩn bị hoàn thiện (tháng 3 năm 2011)
Tòa nhà New Skyline đang xây dựng phần thân (tháng 3 năm 2011)
Keangnam Land Mark Tower đang trong quá trình hoàn thiện (tháng 3 năm 2011)
Khu nhà ở Trung Văn (tháng 3 năm 2011)
Tòa nhà Licogi 13 Tower (tháng 3 năm 2011)

Theo CafeF

Xem tiếp...

6 thg 3, 2011

Bất động sản vẫn hấp dẫn đầu tư ?

Khi lạm phát tăng người dân càng có xu hướng đầu tư mạnh hơn vào thị trường bất động sản?

Việc tăng tỉ giá USD/VND lên 9,3%, đồng thời giá điện tăng 15,3% và xăng dầu cũng được điều chỉnh tăng 17,6% đã tạo áp lực lớn đối với chủ đầu tư và tác động trực tiếp tới các dự án bất động sản. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản vẫn  sẽ sôi động.


Bất động sản vẫn được coi là kênh đầu tư an toàn.

 Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành khẳng định: khi giá vật tư chênh lệch lên khoảng 10% thì bắt buộc nhà thầu và chủ đầu tư phải đàm phán lại với một đơn giá thi công mới, thời gian đàm phán kéo dài có thể dẫn đến chậm tiến độ của dự án.

Khi đầu tư sản phẩm nhà trung bình, chủ đầu tư hy vọng có thể lãi từ 15 - 20% nhưng với tình hình vật liệu tăng đến 10% như hiện nay thì nhà đầu tư sẽ chỉ còn lãi khoảng 10% (bởi hàng bán còn chậm và không bán được với giá cao nên không thể tăng giá bán).

Nếu giá cả đầu vào còn tiếp tục tăng lên nữa (dự kiến tăng 15% trong năm 2011) thì chủ đầu tư chắc chắn sẽ lỗ, còn may mắn lắm thì hòa vốn. Với những nhà thầu trọn gói bắt buộc phải khéo thu vén và có những kế hoạch cụ thể thì mới hy vọng vượt qua được khó khăn và có lãi trong các dự án đầu tư.

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: khi giá đầu vào tăng, đặc biệt việc tăng giá cước vận chuyển sẽ khiến giá sản xuất tăng, chi phí này sẽ “chui” vào giá thành xây dựng, đương nhiên, chủ đầu tư sẽ phải điều chỉnh tăng giá bán. Tuy nhiên, điều chỉnh như thế nào lại phụ thuộc vào thị trường.

Trong bối cảnh này, chịu ảnh hưởng lớn nhất là phân khúc nhà ở cao cấp do sử dụng nhiều thiết bị nhập khẩu, song khi thị trường còn ảm đạm, các chủ đầu tư chưa thể tăng giá ngay được bởi giá tăng sẽ làm cho thị trường càng khó giao dịch.

Với các dự án bất động sản phía Nam, thị trường còn đang khó khăn, các chủ đầu tư đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại mà vẫn chưa bán được hàng theo đúng kế hoạch thì khó có thể tăng giá bán.

Ông Nam cũng phân tích, khi chi phí đầu vào tăng, riêng những công trình sử dụng vốn ngân sách phải mất thời gian dài chờ đợi Nhà nước cho phép chỉnh giá một cách cụ thể. Vì vậy, sẽ có công trình bị chậm tiến độ do nhà thầu chờ điều chỉnh giá. Nhưng các công trình bất động sản thương mại, nhất là các dự án phía Nam do chủ đầu tư vay vốn ngân hàng làm dự án là chủ yếu thì vẫn phải thúc đẩy tiến độ vì càng trì hoãn, càng bất lợi cho chủ đầu tư, thị trường càng đình trệ, chủ đầu tư càng khó khăn.

Còn ở ngoài Bắc, nguồn cung bất động sản còn hạn chế, đặc biệt là nhà ở thuộc phân khúc trung bình - thấp, bị tác động nhiều do giá thành xây dựng tăng, sẽ phải điều chỉnh tăng giá bán. Giá bán tăng lên tương đối theo quy luật của thị trường nhưng quan trọng là thị trường ngoài Bắc vẫn có giao dịch bởi nhu cầu đầu tư bất động sản vẫn rất lớn.

Tiền trong dân còn lớn, lạm phát tăng cao, người dân càng không muốn gửi tiền vào ngân hàng và trong khi vàng, USD, chứng khoán lên xuống thất thường, rủi ro lớn nên dòng vốn sẽ dồn vào bất động sản, nơi được coi là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả. Thực tế thì thời gian gần đây, tôi được biết, giao dịch và cả giá bán nhà đất ở Hà Nội đã tăng lên khá cao, ông Nam nói.

Dưới góc nhìn của một nhà tư vấn, quản lý bất động sản, ông Nguyễn Dũng Minh, giám đốc bán hàng công ty Savills Vietnam nhận định: giá xăng dầu và điện tăng sẽ tác động trực tiếp đến các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế và tác động trực tiếp đến các chi phí đầu vào của các dự án bất động sản, đặc biệt là nguyên vật liệu xây dựng phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Ngoài ra, đối với nhiều dự án hiện nay, hàng loạt các chi phí như thiết kế, tư vấn xây dựng, tiếp thị, quảng cáo đều được thuê qua các công ty nước ngoài với chi phí tính bằng USD hoặc gắn trực tiếp với tỷ giá USD.

CPI tăng cao sẽ tạo áp lực lên lãi suất ngân hàng, do đó, những dự án được triển khai bằng vốn vay của ngân hàng sẽ phải chịu mức lãi suất tăng. Khi các chi phí đầu vào đồng loạt đội lên, nếu giá bán bất động sản vẫn giữ nguyên, chủ đầu tư sẽ khó đảm bảo được khoản lợi nhuận dự tính ban đầu, thậm chí không bảo toàn được cả khoản vốn bỏ ra.

Đối với những dự án đang trong quá trình chuẩn bị tung ra thị trường, các chủ đầu tư sẽ phải tính toán rất cẩn thận giá bán dự kiến, đặc biệt trong điều kiện các khách mua tiềm năng phần lớn đang trong trạng thái phân vân, lưỡng lự. Đối với những dự án đã và đang triển khai chào bán, các chủ đầu tư cũng đang cố gắng đưa ra các giải pháp hợp lý để vừa đảm bảo tính khả thi của dự án lẫn quyền lợi của khách hàng.

Một trong những hình thức đang được các chủ đầu tư xem xét là đưa chỉ số CPI vào làm tiêu chí để điều chỉnh giá bán căn hộ trong tương lai. Nhiều chủ đầu tư xem đây là một giải pháp hợp lý vì phần lớn các dự án lớn đều được triển khai xây dựng từ 2 đến 4 năm, trong thời gian đó, có rất nhiều biến động về giá có thể xảy ra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

Khi lạm phát tăng, diễn biến có chiều hướng tích cực hơn đối với thị trường bất động sản, do tâm lý của người dân vẫn là muốn tìm chỗ trú ẩn an toàn cho khoản vốn của mình. Trong khi đó, bất động sản vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất. Nên khi lạm phát tăng, người dân càng có xu hướng đầu tư mạnh hơn vào thị trường này, tuy nhiên, sẽ có sự chọn lọc.

Theo thống kê của Savills Vietnam, riêng thị trường căn hộ chung cư ở Hà Nội năm 2011 dự kiến có khoảng gần 20.000 căn mới sẽ được chào bán. Với lượng cung lớn như vậy, chỉ những dự án được chuẩn bị tốt, có yếu tố cạnh tranh cao và chính sách giá phù hợp với điều kiện thị trường mới có khả năng thành công và thu hút được khách hàng.

Theo vneconomy

Xem tiếp...

Bất động sản sẽ ồ ạt "bung hàng" vào quý II

Ngay khi giá xăng, điện, gas, hàng hóa, thực phẩm thi nhau leo thang, các chuyên gia địa ốc nhận định, bất động sản tạm thời yên ắng, nghe ngóng, chờ thiết lập mặt bằng giá tiêu dùng mới rồi sẽ ồ ạt bung hàng vào quý II.
Thống kê của hệ thống sàn giao dịch bất động sản Vinaland, Sacomreal, tháng 2 hầu như không có giao dịch. Có đến 99% bất động sản trên toàn địa bàn thành phố không bị thay đổi giá, tức không có dấu hiệu tăng hay giảm giá. Trong khi đó, Bình Dương, Đồng Nai, hai thị trường địa ốc lân cận TP HCM cũng chỉ khởi động nhẹ sau Tết, giao dịch không nhiều.

Sự im ắng của toàn thị trường TP HCM và các thị trường lân cận được các chuyên gia dự báo, nhiều khả năng, quý II là thời điểm bất động sản xả hàng với một mặt bằng giá mới hấp dẫn và giàu tính cạnh tranh hơn.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu đánh giá: "Thị trường địa ốc năm 2011 không tránh khỏi cảnh đương đầu và hứng chịu những thách thức rất lớn". Các doanh nghiệp đứng trước áp lực trả nợ ngân hàng, xoay đồng vốn, tiếp tục hoàn thành các công trình còn dang dở nên giới kinh doanh phải tính toán chính sách giá như thế nào để thị trường chấp nhận. Từ đó chủ đầu tư mới có thể thu hồi đồng vốn nhanh. Điều này dẫn đến một kịch bản sẽ có nhiều bất động sản được tung ra thị trường với mức giá hấp dẫn, thậm chí rẻ hơn trước đây.

Thị trường bất động sản ngóng lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng mới, tâm lý nhà đầu tư để chốt thời điểm tung hàng hoặc giam hàng. Ảnh: Vũ Lê.
Theo ông Châu, giai đoạn căng thẳng nhất là khi các doanh nghiệp phải đáo nợ ngân hàng. Nhiều khả năng địa ốc sẽ có đợt tung hàng vào tháng 6 giữa năm hoặc cuối năm, cũng là thời điểm then chốt để doanh nghiệp định đoạt chiến lược sống còn.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An cư lạc nghiệp Nguyễn Vĩnh Minh Thành nhận xét: "Khi giá cả đang leo thang, bất động sản sẽ phân hóa thành hai nhóm được hưởng lợi và gặp bất lợi".
Theo ông Thành, nhóm gặp bất lợi là các dự án phát triển địa ốc thương mại sử dụng vốn vay để triển khai. Nếu là dự án đang xây dang dở, bị "đói" vốn hoặc phải trả lãi vay thì bài toán càng thêm hóc búa. Nếu dự án căn hộ chưa thực hiện thì án binh bất động chờ qua cơn sóng dữ sẽ lập bàn cờ mới. "Bởi vì với lãi suất hiện nay cộng thêm chính sách thắt chặt tín dụng cho bất động sản, không ai can đảm đi vay đề đầu tư kinh doanh", ông Thành nói.

Nhóm bất động sản được hưởng lợi theo chuyên gia này, là đất nền có sổ đỏ, quy hoạch ổn định nằm ở rìa TP HCM hoặc các tỉnh láng giềng giáp ranh thành phố như quận 7, 9, Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, thậm chí là Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc xa hơn là Đà Nẵng.

Nguyên nhân, theo ông Thành, vì đất nền có pháp lý đầy đủ hiện là kênh chuyển đổi vốn nhiều tiềm năng nhất vì tính an toàn và tốc độ sinh lời cao, giá không giảm. Tuy nhiên, ông cho rằng, chỉ có nhóm đất nền quy hoạch ổn định, pháp lý đầy đủ nhưng mặt bằng giá còn thấp mới là kênh đầu tư hấp dẫn. Đất nền giá cao thì tỷ lệ tăng giá sẽ thấp và ngược lại, đất nền giá càng thấp thì cơ hội tăng giá càng nhiều. "Trong đầu tư luôn tồn tại khái niệm ngưỡng lợi nhuận, tức là khi địa ốc đã tăng giá quá nhiều lần thì mức độ tăng về sau sẽ rất thấp", ông nói.
Các kênh đầu tư có quá nhiều ẩn số rủi ro khiến thị trường tài chính: chứng khoán, vàng, bất động sản giảm tính hấp dẫn với nhà đầu tư. Ảnh: Vũ Lê.

Chuyên gia này nhận xét thêm, với những dự án nhà ở đang gặp khó khăn về tài chính trong quý I, nhiều khả năng các chủ đầu tư sẽ chọn quý II để tung hàng và điểm rơi có thể là tháng 5 để chốt lời lỗ và đáo hạn giữa năm. Đa phần các nhà đầu tư thứ cấp, chủ đầu tư đều tạm ngưng trong quý I bởi vì bản chất của dòng vốn kinh doanh bất động sản là 3 phần chặt (vốn tự có) 7 phần lỏng (tức dùng đòn bẩy tài chính). "Cho đến khi nào mặt bằng giá mới (tiêu dùng) thiết lập xong hành lang an toàn và đi vào ổn định, bất động sản mới thực sự khởi động trở lại", ông Thành dự báo.

Trái với bức tranh màu xám được phác họa ở trên, Giám đốc Bộ phận tiếp thị nhà ở Công ty CBRE Việt Nam, Nguyễn Nguyên Thái vẫn tỏ ra lạc quan. Ông nhận xét: "Người mua nhà để ở sẽ vẫn ổn định. Phân khúc dưới 2 tỷ và trên 8 tỷ là dòng sản phẩm chúng tôi đã bán tốt trong 2 năm qua và trong năm 2011 cũng sẽ tương tự".

Một mặt vẽ ra bức tranh sáng sủa về nhà ở, mặt khác, ông Thái đánh giá đất ở có sức hút mạnh hơn nhà. Theo chuyên gia này, bất động sản gắn liền với đất (đất nền, biệt thự, nhà liên kế) sẽ có xu hướng được săn lùng từ nay trở về sau. Dòng sản phẩm này ở TP HCM hay các tỉnh, vùng lân cận cũng có sức hấp dẫn trong thời gian tới. Các tỉnh lân cận gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An được dự báo sẽ trở thành thị trường được thăm dò nhiều nhất trong năm 2011.

Khi được chất vấn về vấn đề vườn không nhà trống của các khu đô thị vệ tinh, nhà đầu tư F1 mua ồ ạt, bán dễ dàng nhưng F2, 3 bán không được, tính thanh khoản kém, ông Thái giải thích: "Phát triển bất động sản không có nhà ở, chủ yếu là đất nền, luôn có tầm nhìn dài hạn". Ông cho hay, việc chia giai đoạn để phát triển các khu đô thị không phải là vô nghĩa. Vì vậy, người có nhu cầu mua đất để dành cần có cái nhìn dài hơi, bởi quá trình phát triển một khu đô thị 15-20 năm là hết sức bình thường. 

Theo vnexpress.net

Xem tiếp...