21 thg 4, 2011

Thận trọng với xu hướng đầu tư đất rẻ

Thị trường đang xuất hiện xu hướng mua đất rừng, đất ruộng, đất xen kẽ giá rẻ với hy vọng chuyển đổi mục đích thành đất ở.

Trong bối cảnh thị trường vàng đang dần được đưa vào kiểm soát chặt chẽ, lãi suất huy động USD đã hạ xuống 3%/năm, thì một nhóm nhà đầu tư đang tính đến việc chuyển hoá các khoản tiết kiệm của mình từ vàng và USD sang bất động sản.

Tuy nhiên với lượng tiền có hạn, khó thể tiếp cận với những bất động sản giá cao, nhiều nhà đầu tư đã chọn phương án mua đất giá rẻ, có giấy tờ pháp lý chưa hoàn thiện với hy vọng sau này khi thủ tục hoàn thành, sẽ bán được giá cao. Tuy nhiên, ít nhà đầu tư biết rằng, đầu tư kiểu này cũng có không ít rủi ro.

Mua đất rừng, đất đồi để chờ cơ hội chuyển đổi thành đất ở, tìm mua đất tại các dự án chưa giải phóng mặt bằng với giá rẻ, hay những mảnh đất dịch vụ giấy tờ chỉ có vài chữ ký viết tay... Đó là cách mà không ít người nhắm tới với mục đích có một mảnh đất để giữ tiền.

Theo một số văn phòng môi giới nhà đất tại khu vực Láng Hoà Lạc, hơn 1 tháng trở lại đây, lượng người đi tìmmua đất dịch vụ (loại đất người dân được đền bù theo chính sách mất ruộng) tăng hơn hẳn. Doloại đất dịch vụ tại một số xã như: An Thượng, An Thọ, Yên Lũng, Văn Lũng chỉ đang ở mức 15-20 triệu đồng/mét, bằng 1/3 so với giá đất tại các dự án đô thị bên cạnh. Tuy nhiên, khi mua loại đất này, người mua cũng phảiđối mặt với không ít rủi ro, nhất là khi cần chuyển nhượng...

Một trong những loại hình đầu tư giá rẻ nữa phải kể tới là đất tại những dự án chưa giải phóng mặt bằng. Vì thông thườngđất tại những dự án này có giá rẻ hơn từ 3-5 triệu đồng, thậm chí 10 triệu đồng/mét so với những dự án đã giải phóng mặt bằng trong cùng khu vực.

Có điều, với loại hình đầu tư này, người mua sẽ phải đối mặt với rủi ro dự án treo do không giải phóngđược mặt bằng. Đó là chưa kể giá vật liệu nhân công tăng, những thay đổi về chính sách đất đai và tín dụngcũngảnh hưởng không nhỏ tới nhàđầu tư khi mua loạiđất này.

Ông Phạm Thành Hưng, Tổng Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Thế Kỷ mới cho rằng: “Vì họ không có vốn, nên họ phải tìm cách tăng giá, như vậy cũng là rủi ro”.

Hiện trên thị trường còn xuất hiện xu hướng mua đất rừng, đất ruộng, đất xen kẽ giá rẻ với hy vọng chuyển đổi mục đích thành đất ở. Tuy nhiên không phải lô đất kẹt nào cũng có thể chuyển đổi được, vì còn phụ thuộc nhiều vào quy hoạch đất đó có được phép chuyển đổi hay không. Trên thực tế, cũng có nhiều nhà đầu tư đã kiếm lời từ việcmạo hiểmđầu tư chờ thời gian kiểu này, nhưng cũng không ít người đã phải chịu thua lỗ vì không tìm hiểu kỹ do chỉ mua theo phong trào.

Theo VTV

Xem tiếp...

20 thg 4, 2011

Đầu tư bất động sản Hà Nội: Đa phần là liều lĩnh ?

"Thị trường bất động sản Hà Nội đang chịu ảnh hưởng nhiều từ giới đầu cơ, song đa phần trong số đó lại có thói quen mua bán liều lĩnh".

Nhiều người cho rằng nhu cầu về bất động sản tại Hà Nội vẫn rất lớn.

Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo khảo sát mới nhất về thị trường bất động sản Hà Nội, do Công ty Nghiên cứu, tiếp thị bất động sản Collier Việt Nam thực hiện.

Kết quả khảo sát của Colliers cho thấy, thị trường căn hộ để bán ở Hà Nội trong quý 1/2011 không có nhiều giao dịch thành công. Tuy nhiên, giá trên thị trường giao dịch thứ cấp vẫn tăng. Thêm vào đó, giá đất đang bị thổi lên cao do tin đồn mang tính đầu cơ xung quanh những thông tin về quy hoạch Thủ đô sắp được phê duyệt.

Tại một số huyện ngoại thành như Đông Anh, Sóc Sơn, Hoài Đức... giá đất đã tăng tới 15-25% so với quý trước.

Trong khi đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp, khảo sát của Colliers cho thấy, ,các dự án như Indochina Plaza và Keangnam Land Mark Tower... đang bán giai đoạn cuối nhưng rất chậm sau Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của nhiều dự án mới tại Hà Đông và Từ Liêm vào tháng 1 và tháng 2/2011, người mua đã có thêm nhiều lựa chọn mới.

Tổng cộng số căn hộ thuộc về nguồn cung mới trong năm 2011 sẽ tăng gấp 4 lần năm 2010, tạo ra cơ hội mới cho người mua và nhà đầu tư tận dụng được các mức giá cạnh tranh hơn. Còn nếu tính đến thời điểm hết quý 1/2011, nguồn cung hiện có khoảng 45.000 căn hộ và ước tính 11.006 căn hộ mới sẽ được chào bán.

Nguồn cung mới trong quý 1/2011 của thị trường Hà Nội chủ yếu vẫn đến từ phía Tây như quận Hà Đông (chiếm 28%), Thanh Xuân (chiếm 29%) và huyện Từ Liêm (chiếm 14%).

Phân khúc trung bình và cao cấp chiếm tương ứng 45% và 32% tổng nguồn cung. Phân khúc bình dân chiếm 27% còn lại, mặc dù có tỷ lệ bán cao hơn.

Dự kiến đến cuối giai đoạn 2010 – 2014, tổng số căn hộ tại Hà Nội sẽ tăng nhanh và đạt khoảng 111.084 căn hộ. Đó là chưa kể đến một lượng cung lớn từ các dự án đang được xem xét cấp giấy phép.

Đáng chú ý, khảo sát của Colliers Việt Nam cho thấy, Hà Nội là địa phương đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở Việt Nam và đang có một số lượng người giàu có sống ở Hà Nội sẵn sàng đầu tư vào bất động sản để ở, cho thuê hoặc đầu tư.

Chính vì vậy, thị trường vẫn đang bị thao túng bởi những nhà đầu cơ và đầu tư muốn kiếm lời. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó vẫn có thói quen mua hàng liều lĩnh và có khả năng đẩy giá tại một khu vực lên cao bằng nhiều cách. Bởi đa số tin tưởng rằng, cầu về bất động sản vẫn rất lớn bởi dân số và tốc độ đô thị hóa tại Hà Nội đang tăng nhanh.

Cũng chính thế nên giá của các phân khúc căn hộ đã tăng đều tại nhiều dự án. So với quý trước, trong quý 1/2011, tất cả các phân khúc căn hộ đều tăng giá bán trung bình lần 1. Phân khúc cao cấp (có giá bán trên 2.500USD/m2) tăng nhẹ từ 3% - 5%, Phân khúc trung bình (có giá bán từ 1.500USD/m2 đến 2.500USD/m2) và phân khúc bình dân (có giá bán dưới 1.500USD/m2) tăng mạnh hơn với tỷ lệ tương ứng 10% và 15%.

Theo nhận định của Colliers, triển vọng kinh tế năm 2011 không sáng sủa lắm đối với lĩnh vực bất động sản. Lạm phát và cắt giảm ngân sách, chính sách tài chính thắt chặt, hạn chế cho vay, cùng với nhiều chính sách khác đều nhắm tới việc kiềm chế sự phát triển quá nóng của bất động sản.

Riêng đối với phân khúc cao cấp, dự đoán của Colliers Việt Nam cho rằng sẽ rất khốc liệt trong năm 2011, dẫn đến tỷ lệ bán thấp hoặc giá giảm.

Theo thời báo kinh tế


Xem tiếp...

BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Một nửa nguồn cung chưa bán được

Ông Richard Leech giám đốc CBRE Việt nam cho biết, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có khoảng 246 căn biệt thự tại đây được bán, tương ứng với 50% tổng nguồn cung trên thị trường

Trong buổi họp báo cập nhật về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng do CBRE Việt Nam tổ chức ngày 20/4/2011. Ông Richard Leech giám đốc CBRE Việt nam đã có cuộc chia sẻ về tình hình thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay (chủ yếu ở khu vực phía Nam như Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết,…)

Đáng chủ ý là thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại ven biển Đà Nẵng trong thời gian khoảng 2 năm gần đây phát triển một cách rầm rộ, đã đẩy nguồn cung lên cao trong khi đó nhu cầu về loại biệt thự này còn hạn chế.

Lý do mà ông Richard đưa ra là do trước đây nhiều chủ đầu tư kỳ vọng về nhu cầu nghỉ dưỡng từ khách Quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là ở Châu Âu, tuy nhiên, vào thời điểm năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra đã kéo theo nhu cầu này bị hạn chế đi rất nhiều và dường như vẫn chưa thể phục hồi. Trong khi đó, nhiều dự án đã được đầu tư tại đây.

Theo thống kê từ CBRE, trên thị trường Đà Nẵng hiện nay có khoảng 500 căn biệt thự nghỉ dưỡng ven biển, mức tiêu thụ hiện nay đạt khoảng 50% tương đương 246 căn. Mặc dù kỳ vọng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường, tuy nhiên, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mua biệt thự tại Đà Nẵng lại rất ít, mà khách mua chủ yếu lại đến từ Hà Nội chiếm khoảng 70-80%.

Tuy rằng, bất động sản nghỉ dưỡng có đặc thù riêng, đối tượng khách hàng riêng. Tuy nhiên, hiện nay mức độ cạnh tranh của phân khúc thị trường này từ các dự án đất nền khá lớn.

CBRE cho biết trong năm 2010 chỉ có gần 2.600 lô đất nền được bán ra nhưng quý I/2011 đã có hơn 3.200 lô được tung ra thị trường, tăng 24% so với cả năm 2010. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2011 sẽ có thêm khoảng 5.200 lô được tung ra thị trường

Thực trạng nhu cầu về bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là từ khách trong nước, do đó nhiều chủ đầu tư đã nhanh chóng thay đổi cách thiết kế từng căn biệt thự cho phù hợp với nhu cầu như diện tích nhỏ lại,…

Thực trạng nền kinh tế Việt Nam mở ra rất ít cơ hội đầu tư an toàn và hấp dẫn. Việc siết chặt giao dịch vàng và đô la, hiện tượng tiền Đồng mất giá, thắt chặt tín dụng, gắn liền với sự đi xuống của thị trường chứng khoán dẫn đến hệ quả là bất động sản đang được ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên, việc đầu tư bất động sản hiện nay cũng không phải không tiềm ẩn những rủi ro khó lường.

Ông Richard Leech nhận định, xét về trung và dài hạn thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng. Do những kênh đầu tư như vàng, chứng khoán,…không còn hiệu quả nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang bất động sản, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng nằm ngoài ven các thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội, Đà Nẵng,…

Theo cafeF


Xem tiếp...

19 thg 4, 2011

Thị trường bất động sản : “chết” vì tin đồn

Các chuyên gia bất động sản cảnh báo, nếu chạy theo tin đồn "sốt đất" ở Sóc Sơn, Đông Anh vừa qua, người mua rất dễ bị mắc kẹt do tính thanh khoản thấp.


Thời gian qua, trước thông tin có khoảng 12 trường đại học sẽ phải di dời khỏi nội thành Hà Nội ra huyện Sóc Sơn; hay việc dự án cầu Nhật Tân vượt sông Hồng đang được triển khai, đã dấy lên một cơn "sốt" đất cục bộ tại Sóc Sơn và Đông Anh. Giống như cơn sốt đất Ba Vì hồi tháng 5/2010, đất Sóc Sơn, Đông Anh sau một thời gian bị đẩy giá lên hiện đã có dấu hiệu chững lại, giá giảm và giao dịch chậm.

Bán tháo

Sau khi có tin đồn một số trường đại học, cao đẳng trong nội thành Hà Nội đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến đưa lên Sóc Sơn, theo tìm hiểu của ĐTCK, giá đất ở hầu hết các xã thuộc huyện Sóc Sơn như Tân Minh, Minh Trí, Minh Phú, Hiền Minh, Đức Hòa... đều tăng mạnh so với cuối năm 2010. Một mảnh đất đẹp, gần quốc lộ giá từ 18 - 20 triệu đồng/m2, trong làng giá từ 10 - 12 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giá đất tại các khu vực này đã chững lại. Cụ thể, đất khu vực xã Minh Trí giá chỉ xấp xỉ 4,5 triệu đồng/m2. Còn tại xã Minh Phú, giá đất dao động trong khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/m2. Theo phản ánh của người dân, hiện tại nhiều nhà muốn bán nhưng cũng không bán được. Đại diện một văn phòng nhà đất trên Quốc lộ 2 cho biết, thời gian gần đây, lượng nhà đầu tư về đây tìm mua đất không nhiều, giao dịch trầm lắng.

Còn tại huyện Đông Anh, lý do đất tại đây tăng giá là do dự án cầu Nhật Tân vượt sông Hồng, điểm đầu đặt tại khu vực Phú Thượng, quận Tây Hồ, dự án cắt Quốc lộ 5 kéo dài tại nút giao Vĩnh Ngọc rồi đi thẳng theo hướng Bắc, vượt qua sông Thiếp và kết thúc ở điểm giao với đường Nam Hồng, huyện Đông Anh, đang được triển khai. Giá đất nhiều khu vực ở huyện Đông Anh từ cuối năm 2010 cho tới tháng 3/2011 đã tăng vọt.

Xã Vĩnh Ngọc, nơi có con đường dẫn tới cầu Nhật Tân trước đây được rao bán mức giá đất cao nhất của huyện Đông Anh. Khảo sát tại các văn phòng nhà đất quanh khu vực này, đất mặt đường 23 m sát đường dẫn lên cầu Nhật Tân có giá 80 triệu đồng/m2, đất trong làng mặt ngõ rộng 8 m có giá 60 triệu đồng/m2, đất mặt ngõ rộng 3 - 4 m cạnh chân cầu có giá 50 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, khi có thông tin hướng đường dẫn cầu Nhật Tân thay đổi, hàng chục người trót ôm đất quanh khu vực này đang tìm cách "đẩy" đi với giá rẻ, nhưng cũng không thành công.

Khi được hỏi về quy hoạch cầu Nhật Tân, ông Lê Xuân Bình, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh cho biết, đúng là đang có làn sóng bán tháo đất tại khu vực đường dẫn cầu Nhật Tân. Bởi theo quy hoạch cũ, hướng cầu Nhật Tân rẽ theo bên phải, thì quy hoạch mới, hướng đó lại chuyển sang bên trái. Nhiều người "đi tắt đón đầu" giờ đang phải bán tháo khi trót ôm hàng chục lô đất ven đường.

Thủ thuật của "cò"

Lý giải về cơn sốt đất trong thời gian gần đây, các chuyên gia bất động sản cho rằng, Đông Anh là một trong những huyện có vị trí đắc địa, bởi nằm giữa nội thành Hà Nội và sân bay Nội Bài, thuận tiện cho giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng. Theo quy hoạch, từ trung tâm TP Hà Nội sang Đông Anh sẽ hình thành 3 cây cầu mới là Nhật Tân, Đông Trù và Tứ Liên. Khi ba cây cầu được hoàn thành, từ Đông Anh vào trung tâm thành phố chỉ mất khoảng 20 phút đi xe máy. Vì vậy, việc đất ở khu vực này lên giá cũng là chuyện bình thường

Tuy nhiên, một cán bộ Phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh cho rằng, giá đất tại đây đang tăng một cách bất thường, thậm chí là quá nóng, trong khi hạ tầng giao thông vẫn còn rất ngổn ngang. Cụ thể, cầu Nhật Tân ít nhất ba năm nữa mới có thể hợp long, trong khi hạ tầng xã hội tại các làng xã xung quanh vẫn chưa phát triển.

Theo vị cán bộ này, đây vẫn là thủ thuật "kích" giá của những người môi giới, "cò đất" mà thôi. Và người chịu thiệt thòi vẫn chính là người mua đất sau cùng, nếu người mua không tỉnh táo sẽ mắc bẫy của cò đất.

Đối với cơn sốt đất tại Sóc Sơn, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhận định, giá đất ở Sóc Sơn đột ngột tăng cao phần lớn do những nhà đầu tư dùng chiêu giả vờ mua - bán làm nhiễu thị trường. Thực chất, dân cư trong xã bán đất rất ít. Còn thông tin quy hoạch chỉ là cái cớ để dân đầu cơ bất động sản "thổi" giá kiếm lời.

Các chuyên gia bất động sản cảnh báo, nếu chạy theo tin đồn "sốt đất" ở Sóc Sơn, Đông Anh vừa qua, người mua rất dễ bị mắc kẹt do tính thanh khoản thấp. Thực tế, nhiều người đã không quên được cơn sốt đất tại Ba Vì do giá đất đã bị các "cò" thổi lên nhờ thông tin quy hoạch thủ đô hồi năm ngoái. Hậu quả là cho đến bây giờ, nhiều nhà đầu tư vẫn đang "dở khóc, dở cười" vì không bán được.

Theo ĐTCK


Xem tiếp...