1 thg 4, 2011

Bất động sản : Kênh đầu tư an toàn thời lạm phát ?

Tính hiệu quả và hiện thực của thị trường BĐS là động lực ổn định cho các nhà đầu tư, từ đó thị trường BĐS sẽ sôi động trong thời gian ngắn trước mắt.


Ông Phan Thành Mai, Trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch BĐS khu vực phía Bắc cho rằng, với tâm lí giá cả gia tăng, nhiều người sẽ đầu tư vào thị trường BĐS để bảo toàn nguồn vốn nên trong ngắn hạn, một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân sẽ được đổ vào thị trường BĐS.

Đầu tư vào đâu?

Trong khi thị trường vàng không được khuyến khích đầu tư, việc mua bán ngoại tệ đang được kiểm soát chặt…, nhiều ý kiến cho rằng, về lí thuyết, dòng tiền có thể chuyển dịch vào BĐS.

Theo ông Phan Thành Mai, trong ngắn hạn, một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân sẽ được đổ vào thị trường BĐS.

ThTheo ông Phan Thành Mai, trong ngắn hạn, một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân sẽ được đổ vào thị trường BĐS.

Tuy nhiên, để dòng vốn chảy vào BĐS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo ý kiến của một số chuyên gia BĐS, thị trường BĐS năm 2011 là một kênh đầu tư còn nhiều khó khăn, thiếu vốn, sức cầu lại hạn chế. Khi đồng tiền mất giá, người dân thường đầu tư vào BĐS để giữ giá trị tài sản. Song nếu tỉ lệ mất giá quá cao, nền kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, người dân sẽ không chọn BĐS vì lo ngại tính thanh khoản trong tương lai sẽ kém.

Theo ý kiến phân tích của ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường tại Hội thảo “Làm gì với thị trường BĐS Hà Nội năm 2011?”, hiện tại vàng và USD vẫn được người dân lựa chọn là phương tiện truyền thống để thanh toán và tích trữ. Bởi vậy cho đến nay, lượng tiền nằm trong hai thị trường này rất lớn. Người dân vẫn tiếp tục nắm giữ vàng và USD cho đến khi niềm tin vào tiền đồng quay trở lại. Còn thị trường chứng khoán tuy sụt trồi trong thời gian qua, nhưng thực tế vẫn hút một lượng tiền lớn của các cổ đông hiện hữu mua cổ phần phát hành thêm của các công ty nhằm trung hoà cổ phiếu đã mua cao hơn trước đó.

Một lãnh đạo Công ty CP Sông Đà Thăng Long nhận định, số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường BĐS giảm sau khi Nghị định 71 ban hành, do sự chấn chỉnh không được đầu tư ngoài ngành của các cơ quan chủ quản đối với các công ty, tổng công ty bởi vậy, lượng cầu bị giảm do nguồn vốn bị thu hẹp.

Tổng dư nợ tín dụng bị rút từ 38% năm 2009 xuống còn 27% vào cuối năm 2010 và giảm tiếp 7% trong năm 2011. Riêng BĐS và chứng khoán bị siết chặt hơn với qui định dư nợ cho vay phi sản xuất phải điều chỉnh từ trung bình 18,3% xuống còn 16%. Trong khi đó, nguồn tiền lớn nằm trong vàng và USD không chỉ làm đọng vốn mà còn làm giảm vòng quay của đồng tiền, qua đó làm tăng thêm sự thiếu hụt tiền mặt.

Đầu tư vào BĐS là thích hợp?

Ý kiến của chuyên gia BĐS cho rằng, thời điểm hiện nay, thị trường chứng khoán không phải là một thị trường hấp dẫn và an toàn. Thị trường vàng cũng không được khuyến khích và việc mua bán ngoại tệ đang được kiểm soát chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, nguồn vốn hiện tại có xu hướng dịch chuyển vào thị trường BĐS và hiệu ứng này sẽ thúc đấy nguồn cầu.

Thêm vào đó, tính hiệu quả và hiện thực của thị trường BĐS là động lực ổn định cho các nhà đầu tư, từ đó thị trường BĐS sẽ sôi động trong thời gian ngắn trước mắt. Đặc biệt, phân khúc đất nền ở vùng ngoại ô, chung cư có diện tích vừa phải, giá thành hợp lí, khoảng dưới 30 triệu đồng/m2, sẽ là các phân khúc thị trường thu hút nguồn vốn mạnh nhất nhờ sự an toàn cao, tính thanh khoản tốt.

Ông Phan Thành Mai, Trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch BĐS khu vực phía Bắc cho rằng, với tâm lí giá cả gia tăng, nhiều người sẽ đầu tư vào thị trường BĐS để bảo toàn nguồn vốn cho mình nên trong ngắn hạn, một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân sẽ được đổ vào thị trường BĐS.

Trong năm 2011, thị trường BĐS tiếp tục phục hồi, nhà ở giá trung bình, giá thấp có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị sẽ được người dân quan tâm.

Theo VTCNews


Xem tiếp...

31 thg 3, 2011

Đại gia Hà Nội săn bất động sản Vĩnh Phúc

Giá đất tại nhiều dự án của Vĩnh Phúc đã tăng nhanh, nhiều nhà đầu tư trong tỉnh cũng như các đại gia Thủ đô đã tìm đến thị trường này.

Không rầm rộ như diễn biến tăng giá đất tại thị trường Hà Nội, những ngày sau tết, thị trường bất động sản tỉnh Vĩnh Phúc đang “ấm” dần lên. Giá đất tại nhiều dự án của Vĩnh Phúc đã tăng nhanh, nhiều nhà đầu tư trong tỉnh cũng như các đại gia Thủ đô đã tìm đến thị trường này. Giá đất thổ cư tại nhiều khu vực của Vĩnh Phúc đã tăng từ 10 - 20% so với thời điểm trước Tết.

Giá đất mặt đường tại các đường chính của thành phố Vĩnh Yên như đường Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ, Kim Ngọc... vào khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2. Giá đất trong các ngõ, nằm sâu trong khu dân cư cũng tăng từ 1 - 2 triệu đồng/m2, hiện ở mức 12 - 14 triệu đồng/m2.

Giá đất một số dự án cũng được chào bán trung bình tăng từ 1 – 2 triệu đồng/m2. Hiện, đất nền khu đô thị mới Hà Phong đang được rao bán với giá từ 10 đến 17 triệu đồng/m2. Khu đô thị Minh Giang Đầm Và, giá đất nền cũng từ 15 đến 20 triệu đồng/m2.




Phối cảnh khu biệt thự Swan Lake Villas.

Tại trung tâm thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, giá chào bán của biệt thự dự án The Swan Lake Villas từ 14 triệu đồng/m2 riêng đất nền. Giá xây dựng phần thô biệt thự sẽ là 5,5 triệu đồng/m2. Như vậy, giá bán hoàn chỉnh của mỗi căn biệt thự sẽ dao động từ 2,7 - 3 tỷ đồng.


Ông Mai Tuấn An, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc An và Cộng Sự cho biết, giá đất tại nhiều dự án của Vĩnh Phúc đã tăng nhanh, nhiều nhà đầu tư trong tỉnh cũng như các đại gia Thủ đô đã tìm đến thị trường này. Điển hình như dự án Swan Lake Villas hơn 20% số biệt thự đã được bán trong thời gian rất ngắn.



Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhiều đề án quy hoạch các Khu đô thị mới đã được triển khai, đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân. Đó là KĐT sinh thái sông Hồng, Đầm Vạc quy mô 37ha, nằm ở khu vực phía bắc Đầm Vạc, TP Vĩnh Yên; Khu đô thị mới nam Vĩnh Yên, quy mô 447ha nằm ở các phường Khai Quang, Đồng Tâm, Hội Hợp, và các xã Đông Cương, Quất Lưu, Thanh Trù, phía nam Đầm Vạc, Thành phố Vĩnh Yên; Khu đô thị mới Hùng Vương, quy mô 82ha, nằm tại phương Hùng Vương và xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên. Khu nhà ở cho công nhân phục vụ cho KCN Bá Thiện, 35ha và Khu đô thị mới Sơn Lôi, 445 ha địa bàn xã Bá Hiến, Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên.




Dự án đang được thi công.

Giải thích nguyên nhân bất động sản Vĩnh Phúc được nhiều nhà đầu tư quan tâm, ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc sàn BĐS, Công ty CP tư vấn đầu tư nhà đất 24h cho rằng, lý do trước hết khiến các nhà đầu tư bất động sản đăng ký đầu tư nhiều dự án vào Vĩnh Phúc xuất phát từ chính sách thu hút đầu tư của địa phương này. Với sự cởi mở của chính quyền địa phương, nhà đầu tư không gặp quá nhiều khó khăn khi thực hiện dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc.

Trong khi đó, “sức nóng” của thị trường địa ốc Hà Nội lại liên tục tăng cao, khiến nhiều người nhìn thấy tiềm năng phát triển dự án bất động sản của Vĩnh Phúc nằm tiếp giáp với Thủ đô, có vị trí giao thông thuận lợi và tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn.

Ông Quỳnh cho biết thêm, hiện Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tổng Công ty Vinaconex, HUD và các doanh nghiệp bất động sản khác đã và đang triển khai các dự án với mong muốn về cơ hội mới và cũng là hướng đi đúng đắn trong định hướng phát triển bất động sản.



Môi trường sống và thiên nhiên ở Vĩnh Phúc ôn hòa...

Ngoài ra, Vĩnh Phúc có nhiều vị trí đẹp, đắc địa địa từ Vĩnh Yên đến Phúc Yên, từ Hồ Đầm Vạc đến Đại Lải, mà không phải địa phương nào cũng có được lợi thế này. Môi trường sống và thiên nhiên Vĩnh Phúc ôn hòa với núi, sông, hồ mang lại những yếu tố tốt cho phong thủy.

Theo ông Mai Tuấn An, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc An và Cộng Sự, quy hoạch chung Vĩnh Phúc đến 2030, tầm nhìn 2050 đang trong quá trình lập và trình phê duyệt. Trong tương lai, Vĩnh Phúc sẽ trở thành Trung tâm kinh tế lớn vùng Thủ đô, bởi các yếu tố thuận lợi giao thông đường không, đường thủy, đường bộ. Việc gắn chặt với hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng khẳng định thêm Vĩnh Phúc là một trung tâm kinh tế lớn.

Vĩnh Phúc đang từng bước xây dựng đô thị để trở thành một thành phố hiện đại, phát triển bền vững, môi trường sống tốt đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo phát triển bền vững đô thị. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa hai đô thị Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Với sự phát triển vĩ mô về phát triển giao thông chiến lược, việc lựa chọn đầu tư bất động sản tại Vĩnh Phúc là hướng đi mới cho nhà đầu tư Thủ đô.

Theo H.A

Hà Nội mới

Xem tiếp...

30 thg 3, 2011

Dự án căn hộ hà nội: Gió đã đổi chiều

Chủ đầu tư các dự án căn hộ ở Hà Nội đang bắt đầu chuyển hướng tiếp thị đến người mua thực sự và áp dụng nhiều hình thức bán hàng để thu hút khách.

Dù phải trải qua vài đợt nóng lạnh, nhưng cho đến cuối năm ngoái, phần lớn các chủ đầu tư dự án căn hộ ở Hà Nội vẫn khá ung dung, ít mở hầu bao để quảng bá sản phẩm, điều mà các doanh nghiệp ở TP.HCM đã tăng cường thực hiện trong suốt năm qua.

Tuy nhiên, từ năm 2011, gió đã đổi chiều. Ông Nguyễn Dũng Minh, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh nhà ở thuộc Công ty Tư vấn Bất động sản Savills Việt Nam, cho rằng, thị trường căn hộ Hà Nội trong năm 2011 sẽ có những thay đổi cơ bản. Trước đây, các chủ đầu tư có thể ung dung vì cung ít, cầu cao. Nhưng năm 2011 sẽ chứng kiến một lượng cung căn hộ rất lớn, với khoảng 20.000 căn, đã và sẽ được tung ra thị trường.

Cung tăng đồng nghĩa với việc cạnh tranh thu hút khách hàng sẽ rất khốc liệt, vì đa phần các dự án đều tập trung ở phân khúc trung và cao cấp có mức giá trên 30 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giới đầu cơ sẽ tiếp tục vắng bóng trên thị trường do chính sách thắt chặt cho vay bất động sản của Ngân hàng Nhà nước. Hơn nữa, họ cũng nhận thấy khả năng tăng giá căn hộ sẽ rất khó trước viễn cảnh cung tăng mạnh.

Chuyển đích tiếp thị

Ông Cao Xuân Hải, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hi-Brand, chủ đầu tư dự án căn hộ Cleve đang được xây dựng tại Hà Đông, thừa nhận, chủ đầu tư các dự án căn hộ tại Hà Nội sẽ đứng trước áp lực rất lớn và sẽ phải năng động hơn trong việc tiếp cận khách hàng.

Theo ông Hải, nếu cho rằng giới đầu cơ rút hoàn toàn khỏi thị trường thì chưa chắc đã đúng. Bởi lẽ, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, tiền đồng giảm giá, thị trường chứng khoán trồi sụt, vẫn có một bộ phận dân cư muốn giữ giá trị của đồng tiền bằng cách tiếp tục đầu tư vào bất động sản. Ông cho rằng, nếu chỉ nhìn những số liệu thống kê do chủ đầu tư các dự án đưa ra thì có vẻ thị trường căn hộ Hà Nội đang thừa cung, nhưng trên thực tế, cung vẫn còn thấp so với nhu cầu về nhà ở chất lượng cao.

Vì thế, theo ông, thị trường có thể gặp khó khăn trước mắt, nhưng trong trung và dài hạn, đầu tư căn hộ sẽ vẫn là xu hướng chủ đạo trên thị trường bất động sản Hà Nội. Tất nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các chủ đầu tư ít nhắm đến đối tượng khách hàng mua để đầu cơ. Ông Hải cho biết, dự án Cleve dự kiến sẽ chính thức bán 2 tòa tháp căn hộ vào nửa cuối năm nay và khách hàng chủ yếu nhắm đến là người mua để sử dụng.

Theo ông Minh, Savills Việt Nam, không riêng gì Cleve, mà hầu hết các dự án căn hộ tại Hà Nội, kể cả những dự án cao cấp như Royal City hay Mandarin Garden, đều sẽ hướng đến đối tượng khách hàng là người mua để sử dụng. Thông qua việc tiếp xúc với khách hàng mua căn hộ Rừng Cọ thuộc Khu Đô thị Ecopark, ông cho biết, đa phần người mua đều không phải để bán lại.

Câu khách tỉnh lẻ

Trong năm qua, không ít dự án căn hộ, biệt thự ở TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng đã thực hiện các chiến dịch tiếp thị rầm rộ để thu hút khách mua từ Hà Nội. Nhưng có một thực tế là cũng có không ít khách mua đến từ những tỉnh lẻ, thậm chí những nơi xa xôi như Sơn La hoặc Hà Giang.

Ông Minh cho biết, tại những dự án căn hộ cao cấp như Keangnam Hanoi Landmark Tower, những năm trước, phần lớn người Hà Nội mua để đầu cơ. Nhưng năm qua, khách mua từ các tỉnh chiếm số lượng khá lớn.

Để thu hút đối tượng khách hàng trên, một số chủ đầu tư đã năng động hơn khi đưa ra nhiều phương pháp tiếp thị. Chẳng hạn, dự án căn hộ Indochina Plaza Hà Nội vẫn do Savills Việt Nam độc quyền phân phối, nhưng năm ngoái, Công ty đã chia sẻ gói tiếp thị với các đại lý thứ cấp như CBRE Việt Nam, Knight Frank và DTJ. Nhờ đó, kết quả bán hàng cũng khả quan hơn.

Có chủ đầu tư còn chiết khấu vài phần trăm cho nhân viên và các nhân viên này sẽ là đại lý bán hàng với hình thức “mua giá ưu đãi từ cán bộ công nhân viên của công ty”.

Theo đánh giá của ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam, trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường căn hộ Hà Nội, để bán được hàng, các chủ đầu tư sẽ móc hầu bao nhiều hơn cho hoạt động tiếp thị nhằm mở rộng kênh phân phối, tạo thương hiệu và sự khác biệt cho sản phẩm, đưa ra những ưu đãi về nơi đậu xe, tặng thiết bị vật dụng đi kèm, điều khoản thanh toán linh hoạt. Đây là cách mà chủ đầu tư các dự án căn hộ tại TP.HCM đã áp dụng trong hơn 1 năm qua, nhưng vẫn còn khá vắng bóng trên thị trường Hà Nội.

Theo Ngọc Sơn
NCĐT


Xem tiếp...

29 thg 3, 2011

Mua đất quanh cầu Nhật Tân: Coi chừng vỡ mộng

Đất mặt đường Lạc Long Quân cỡ 250-300 triệu đồng/m2 không có người bán. Đất khu biệt thự Vườn Đào lên 180 triệu đồng/m2.

Thông tin về việc xây dựng cầu Nhật Tân như cú hích đối với nhà đầu tư khi ngày càng có nhiều người đổ xô đi tìm mua đất hai khu vực quanh hai đầu câu là xã Vĩnh Ngọc (Đông Anh) và xã Phú Thượng (Tây Hồ) khiến giá đất ngày càng bị đẩy lên cao quá mức

Đến địa bàn làng Ngọc Chi xã Vĩnh Ngọc (Hải Bối, Đông Anh) những ngày này hạ tầng xây dựng đang rất ngổn ngang, bụi bậm, vào sâu trong làng vẫn còn rất nhiều nhà đang chăn nuôi lợn, gà khiến cả làng bốc lên mùi xú ếu cực kỳ ô nhiễm và mất mĩ quan. Tuy nhiên, hỏi bất cứ người dân nào họ cũng rất rành rọt về giá đất nơi đây nhất là khi có cây cầu Nhật Tân bắc qua.

Theo các văn phòng nhà đất và người dân quanh làng đưa thông tin về giá, PV không khỏi ngỡ ngàng vì với một xã thuần nông người dân quanh năm chỉ chăn nuôi và làm ruộng, hạ tầng cở sở nghèo nàn vậy là mỗi m2 đất tại đây đang dao bán không kém gì những khu đô thị mới trong nội đô thành phố thậm chí đắt ngang với đất trong phố Hà Nội.

Đơn cử, như đất mặt đường 23m2 trước mặt cầu Nhật Tân giá khoảng 85-90 triệu đồng/m2, rẽ một nghách giá 70 triệu đồng/m2. Nếu vào sâu trong làng khoảng 50-55 triệu đồng/m2.

“Cách đây vài năm đất ở đây khoảng dưới chục triệu m2 tuy nhiên kể từ khi có thông tin về cầu Nhật Tân, giá đất tại đây liên tục tăng mạnh. Nhiều hộ dân xây nhà lầu, tậu xe máy nhờ việc bán đất” bác Thơm Làng Ngọc Chi cho biết.

Theo các văn phòng môi giới, sở dĩ đất cứ tăng lên từng ngày là do các nhà đầu tư liên tục mua đi bán lại với nhau nhất là trong bối cảnh vàng, USD đang bị siết chặt việc quay sang bất động sản là lẽ tất yếu. Nhiều người sau khi mua đất vài ngày thấy lên vài giá là họ bán ngay quay sang đầu tư mảnh khác, người sau mua cao hơn người trước. Cứ như thế giá đất được đẩy lên cao. Hiện tại, nhiều hộ dân biết giá đất lên nhiều nhà bỏ ý định bán, các mảng đất giao bán hiện nay chỉ toàn nhà đầu tư. Phần lớn họ thấy giá lên cao nên đẩy đi cho an toàn phòng lúc thị trường “sụp” rất khó thanh khoản.

Trước đó, qua khảo sát tại văn phòng nhà đất quanh phường Phú Thượng (Quận Tây Hồ), một trong phường nằm sát bờ sông Hồng, giá đất cũng đang nóng lên từng ngày. Đất mặt đường Lạc Long Quân cỡ 250-300 triệu đồng/m2 không có người bán. Đất khu biệt thự Vườn Đào lên 180 triệu đồng/m2. Đất thổ cư trong những ngõ ô tô vào được khoảng 70 triệu đồng/m2, ngõ nhỏ 2m giá 55 triệu đồng/m2...

Cẩn trọng kẻo vỡ mộng

Lâu nay, việc sốt đất theo quy hoạch không phải chuyện xưa nay hiếm trên thị trường bất động sản Hà Nội. Thực tế đã xảy ra rất nhiều quả bong bóng giá đất như khu vực Ba Vì năm ngoái, hay như mới đây việc tăng giá bất thường một số xã khu vực Sóc Sơn nhờ thông tin quy hoạch các trường đại học….

Nếu so sánh giá đất hai đầu cầu Nhật Tân mới thấy sự chênh lệch quá lớn, một bên xã Phú Thượng sầm uất và nhộn nhịp lại nằm gần nội đô. Hệ thống đường xá, trường học, bệnh viện đầy đủ, giá đất cũng chỉ lên được đến mức đấy. Vậy không có lý gì, mà giá Vĩnh Ngọc có nơi tương đương Phú Thượng. Thậm chí, để tăng bằng giá đất Phú Thượng còn phải có thời gian và nếu như hạ tầng xã hội và hạ tầng cơ sở không phát triển thì đất khu vực xã Vĩnh Ngọc khó tăng được.

Với tâm lý đi trước đón đầu thông tin, nhiều nhà đầu tư nhanh nhạy mua vào khi giá còn rất rẻ. Chính vì tâm lý mua bán theo đám đông đã tạo cho các cò đất khu vực này đẩy giá để trục lợi. Tuy nhiên, dưới góc độ nhiều chuyên gia bất động sản lúc này họ sẽ không nhảy vào mua đất tại đây do thị trường đã quá nóng và giá đất đã quá cao.

"Phần người mua đất Vĩnh Ngọc đều không có nhu cầu ở do hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội cũng như dân trí ở Vĩnh Ngọc cực kỳ kém, để có thể thay đổi về hạ tầng ít nhất 5-10 năm nữa. Vì vậy, chủ yếu là dân đầu tư do vậy khi giá đã ở mức quá cao họ sẽ không đầu tư. Lúc đó, người muốn bán cũng không thể thanh khoản được. Kịch bản cũng chẳng khác gì với đất Ba Vì năm ngoái", anh Nguyễn Văn Cường - giám đốc sàn bất động sản Vietland chia sẻ.


Theo Vnmedia

Xem tiếp...

28 thg 3, 2011

Đà Nẵng : Đổ xô mua đất vùng ven

Giá đất khu trung tâm quá cao khiến những người có thu nhập trung bình đổ xô ra vùng ven TP tìm mua đất cất nhà, kéo giá đất các khu này tăng theo.

Hiện nay, giá những khu đất mặt tiền tại các trục đường trung tâm TP Đà Nẵng như Nguyễn Văn Linh, Hùng Vương, Trần Phú, Bạch Đằng… đều cao ngất ngưởng, 80-100 triệu đồng/m2.

Những miếng đất nằm trong hẻm sâu cũng có giá 30-50 triệu đồng/m2. Giá đất khu trung tâm quá cao khiến những người có thu nhập trung bình đổ xô ra vùng ven TP tìm mua đất cất nhà, kéo giá đất các khu này tăng theo. Tại các quận, huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ, Liên Chiểu giá đất đã lên đến 3-5 triệu đồng/m2, cao gấp nhiều lần trước đây.

Tình hình trên là cơ hội làm ăn thuận lợi cho các dịch vụ mua bán nhà đất khu vực vùng ven. Tại đường Nam Cẩm Lệ, dịch vụ mua bán, ký gửi nhà đất mọc lên dày đặc. Giá một lô đất ở khu D Nam Cẩm Lệ, diện tích 100 m22 tại đường Âu Cơ lên đến trên 400 triệu đồng, cao nhất từ trước tới nay. Khu tái định cư thuộc xã Hòa Sơn, mỗi phiếu đất được ra giá 300-350 triệu đồng. được các trung tâm này rao 400-450 triệu đồng. Trên đường Âu Cơ, đường lên Bà Nà, Hoàng Văn Thái… cũng xuất hiện nhan nhản các thông báo, số điện thoại rao bán đất, nhà và phiếu đất. Giá lô đất 100 m

Do khó tìm mua đất giá rẻ, nhiều người nghĩ đến chuyện mua nhà chung cư. Tuy nhiên, giá một căn hộ chung cư tầm trung trong TP cũng từ 800 triệu đến vài tỉ đồng đã làm nản lòng nhiều người. Ông Nguyễn Hữu Thông, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tài chính và phát triển doanh nghiệp (Gami Land), cho biết: “Đến năm 2014, công ty mới hoàn thành các căn hộ nhưng hiện đã có rất nhiều người đặt mua. Giai đoạn một chúng tôi sẽ đưa ra 374 căn hộ với giá mỗi căn 2-3 tỉ đồng. Giá này chỉ phù hợp với người có thu nhập cao, người thu nhập trung bình khó mua nổi”.

Theo phapluattp

Xem tiếp...