29 thg 4, 2013

Tình hình BĐS: Khi đại gia hạ độ cao !

“Chạy đua” theo chính sách được nhiều ưu đãi đầu tư vào phân khúc nhà bình dân, các “đại gia” một thời đang rất tích cực để xin chuyển những dự án dang dở đã chót đi theo con đường “cao cấp”.

Thị trường BĐS đã trầm lắng quá lâu, “cơn bão” này đã quyết đi không ít những DN yếu, thiếu năng lực, không còn trụ nổi trên thị trường, còn những “ông lớn” thì sức khỏe cũng đang yếu đi. Những khoản nợ ngân hàng đang vắt kiệt sức của họ, “tự cứu mình” là khẩu hiệu đầu tiên nhiều DN kinh doanh BĐS nghĩ đến, và một trong những giải pháp đầu tiên là tái cơ cấu, chuyển hướng kinh doanh.

Mới đây, Chính phủ đã đưa ra nhiều ưu đãi cho lĩnh vực phát triển nhà xã hội (phân khúc bình dân). Nhiều doanh nghiệp đã có động thái chuyển “đống tồn kho” của mình sang phân khúc này. Liệu việc chuyển từ nhà ở cao cấp sang bình dân có đem đến một “màu hồng” cho DN BĐS hay không? Câu trả lời có lẽ còn nằm ở phía trước, tuy nhiên, điều này cũng cho thấy một niềm tin vào nhu cầu nhà ở còn rất lớn ở thị trường này.

Cao cấp thừa, bình dân thiếu

Theo lãnh đạo một số DN, việc chuyển dự án thương mại sang nhà ở xã hội là chủ trương đúng đắn để phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay, đồng thời đó cũng là hợp với định hướng của Nhà nước góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.

Theo thống kê, nghiên cứu của một số công ty tư vấn BĐS quốc tế thì hiện nay lượng căn hộ trung và cao cấp chiếm phần lớn thị phần (khoảng 80%), và đây cũng là loại căn hộ đang chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm hàng tồn kho BĐS.

Lượng căn hộ tồn kho BĐS hiện nay không có con số chính xác, tuy nhiên, theo thống kê gần đây của một số tổ chức con số này lên đến khoảng 50-70 nghìn căn hộ, nếu tính giá trị chung bình thì có cỡ khoảng trên 100.000 tỷ đang “chết” ở đây.

Chính vì thế, phân khúc căn hộ cao cấp không còn hấp dẫn, nhiều dự án đã chuyển sang làm nhà xã hội, vừa để đáp ứng nhu cầu thực vừa để hưởng được những ưu đãi từ Chính phủ.

 “Hạ cấp” để bán được hàng, giải phóng tồn kho

“Chạy đua” theo chính sách được nhiều ưu đãi đầu tư vào phân khúc nhà bình dân, các “đại gia” một thời đang rất tích cực để xin chuyển những dự án dang dở đã chót đi theo con đường “cao cấp”. Có thể điểm qua một vài ví dụ điển hình cho xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ.

Đơn cử như Sudico hiện cũng đang xin chuyển 6 block chung cư tại dự án Văn La Văn Khê sang làm nhà xã hội, tuy nhiên, việc triển khai đầu tư cũng phải chờ xin được điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đang xin chuyển toàn bộ khu chung cư cao cấp CT1 thuộc dự án Nam An Khánh sang nhà ở bình dân, điều chỉnh diện tích căn hộ, xây dựng giá vào khoảng 15 triệu đồng/m2, và khu chung cư CT8 thuộc Nam An Khánh hợp tác với một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng xây nhà ở thu nhập thấp.

Những tên tuổi lớn khác như HUD, Vinconex, Sông Đà,…cũng đã vào “cuộc chơi” với nhà xã hội. Vinaconex muốn lằm hẳn một khu đô thị nhà xã hội khoảng 18,5ha tại Hoài Đức, HUD3 cũng đang nghiên cứu làm nhà xã hội tại Tp.Bắc Ninh, dự án nhà xã hội tại khu đô thị Kiến Hưng, Sông Đà Urban xin chuyển khi Tổ hợp 143 Trần Phú, Hà Đông sang làm nhà xã hội, Vinaconex 2 cũng đang xin chuyển 1 tòa chung cư tại Golden Silk,…

Bên cạnh những thương hiệu lớn, nhiều DN khác cũng đã xin chuyển dự án của mình sang làm nhà xã hội như Công ty BĐS AZ Việt Nam chuyển chung cư AZ Thăng Long, Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội chuyển dự án Trung Văn mở rộng sang làm nhà xã hội,…

Hiện nay Hà Nội đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho 3 dự án chuyển từ nhà thương mại sang nhà xã hội, còn 12 dự án khác chủ đầu tư đã đăng ký xin chuyển đổi.

Tại Tp.HCM, xu hướng làm nhà xã hội vốn dĩ không được DN “mặn mà” cho lắm thì đến này nhiều đơn vị cũng phải vào cuộc giàng “miếng bánh” này. Trong đó, Hoàng Quân vừa công bố thông tin chuyển đổi 3 dự án sang làm nhà xã hội, đó là dự án HQC Plaza tại phường 7, quận 8, Tp.HCM (đã được Bộ Xây dựng đồng ý, gồm 1858 căn hộ diện tích từ 55m2, khởi công quý 3/2013), Dự án trong khu 30ha khu dân cư Bình Minh được đăng ký, Dự án 12ha tại Cần Thơ.

Bên cạnh đó, Công ty CP Đầu tư Tấn Hưng cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng xin chuyển dự án Hưng Điền New Town sang làm phát triển nhà xã hội,…

Để kích cầu thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài yếu tố giảm giá, cần phải có những giải pháp tạo thanh khoản cho lĩnh vực này. Theo quan điểm từ phía Bộ Xây dựng cần kích cầu thị trường BĐS bằng cách làm ấm dần từng phân khúc, và trong đó ưu tiên phát triển nhà xã hội, đây cũng là phần khúc được người dân quan tâm, nhu cầu cao.

Xem tiếp...